Mọi người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự lựa chọn của mình (Điều 19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice.)

D I Ễ N   Đ À N

Những Người Ký Hiến Chương 77
Ủng Hộ Đối Lập Cộng Sản Việt Nam
     Xin quý vị mở Loa âm thanh để nghe

(BBC - 01.06.2006.) Nhiều người từng ký vào Hiến chương 77, động thái phản kháng dân sự đóng vai trò lớn trong việc sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Tiệp Khắc (cũ), vừa viết một lá thư ngỏ ủng hộ những nhà bất đồng chính kiến Việt Nam.
Lá thư được ký bởi gần 50 người, trong đó có những nhân vật nổi tiếng như cựu Tổng thống Czech Vaclav Havel, cựu Ngoại trưởng Jiri Dienstbier, Hồng y Vaclav Maly.

Lm. Nguyễn Văn Lý trước "Tòa Án Kangaroo việt cộng". Huế, 19/10/2001.

Hôm 8 tháng Tư, hơn một trăm nhân vật tại Việt Nam đã ký tên vào bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006.


Cựu Tổng Thống Cộng Hòa Czech, Vaclav Havel, ký vào lá thư ngỏ

Tuyên ngôn này đánh giá thực trạng đất nước, nhắc đến các quy luật phổ biến toàn cầu và kêu gọi đấu tranh hòa bình, bất bạo động để có được các quyền tự do chính trị, từ tự do lập đảng phái đến lập công đoàn, hoạt động tôn giáo.

Điểm khiến văn bản này khác các tuyên bố, tuyên ngôn có từ trước tới này là trong số 118 người ký tên, ngoài những nhân vật bất đồng chính kiến có tiếng ở trong nước chừng hơn 20 người thì có thể thấy rất nhiều tên tuổi khác.

Họ là giáo sư, linh mục, mục sư, giáo viên, thạc sĩ, kỹ sư , bác sĩ v.v. sống ở nhiều tỉnh thành khác nhau ở cả Trung, Nam và Bắc.

Có vẻ như nghề nghiệp và xuất xứ khá khác nhau nhưng họ đều có chung mục tiêu yêu cầu để cho một xã hội dân sự phát triển.

Lá thư của nhóm Hiến chương 77 viết: "Chúng tôi rất trân trọng biểu hiện can đảm của các bạn trong hoàn cảnh chính trị tương tự như ở nước chúng tôi năm 1977, khi văn kiện cơ sở của Hiến Chương 77 được công bố."

"Chúng tôi biết rằng các bạn đang phải hứng chịu nguy cơ bị các cơ quan chính quyền truy nã, và chúng tôi hy vọng rằng mỗi biểu hiện đoàn kết sẽ là sự khích lệ và tăng cường sức mạnh cho các bạn."

Những người Czech ký vào lá thư ngỏ nói họ quan tâm đến tình hình ở Việt Nam.

"Việt nam không phải là đất nước xa lạ với chúng tôi, mặc dù trên phương diện địa lý Việt Nam gần như nằm mặt bên kia quả địa cầu...Chúng tôi tin rằng tiếng nói của các bạn sẽ không bị bóp nghẹt."

Tuyên ngôn nhân quyền Hiến chương 77 được thành lập năm 1977 như một cộng đồng tự do của những người thuộc nhiều nghề nghiệp, tín điều khác nhau có chung mục tiêu là thúc đẩy tôn trọng nhân quyền tại Tiệp Khắc và các nước Cộng sản thời bấy giờ.

Những người này đã ra tuyên ngôn Hiến chương 77 vào tháng Giêng 1977 và vận động chữ ký của những người đủ mọi thành phần ở Tiệp Khắc.

Đến năm 1990, tuyên ngôn này nhận được 1800 chữ ký, và Hiến chương 77 được xem là đầu tàu của cuộc cách mạng vì dân chủ tại Tiệp Khắc.

Một trong các thủ lĩnh của nhóm, Vaclav Havel, trở thành tổng thống đầu tiên sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Tiệp Khắc năm 1989.

Những người ký vào lá thư ngỏ nói mặc dù Hiến chương 77 đã ngừng hoạt động từ năm 1989, nhưng viết từ góc độ cá nhân, họ muốn bày tỏ ủng hộ những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

Bài liên quan :
Từ Hiến Chương 1977 cho Tiệp Khắc đến Tuyên Ngôn Dân Chủ cho Việt Nam 2006
Cựu Tổng Thống Vaclav Havel, Tiệp Khắc ủng hộ Tuyên Ngôn Dân Chủ

www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:
- Vuong Ngoc Nha (Tuesday, June 6, 2006 at 09:49:35)
Duoc ro cao trao dan chu dang no rotren dat nuoc, toi biet mot ngay khong xa toan dan ta se duoc huong TU DO, xin chia se niem han hoan nay.

Trở về trang chính

Chân    thành    cảm    tạ    qúy    vị    ghé    thăm    trang    nhà    website    Tự    Do    Thông    Tin    Ngôn    Luận    cho    toàn    dân    Việt Nam

Copyright © 2006 www.tdngonluan.com / Email: tdngonluan@yahoo.com  -  All rights reserved.