“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình”
(Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982).
(Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
T I N T Ứ C
Ngày 30-03-2010, Bà Deanna Horton, Đại sứ Canada tại Việt Nam, từ Hà Nội, đã nói chuyện điện thoại bằng tiếng Pháp -qua trung gian một thông dịch viên- với Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý đang ở tại Nhà Chung, Tổng Giáo Phận Huế, 69 Phan Đình Phùng, thành phố Huế. (Các bản tin trước nói lộn thành 64. Chúng tôi chân thành cáo lỗi). Cuộc nói chuyện kéo dài từ 11g30 đến 12g25. Mở đầu, bà đại sứ cho biết Chính phủ và Quốc hội Canada luôn quan tâm can thiệp cho các tù nhân lương tâm và đặc biệt cho linh mục Lý. Chính phủ và Quốc hội Canada muốn giúp Linh mục điều trị theo hướng tích cực nhất, nghĩa là bằng lòng tài trợ hoàn toàn và bảo đảm các thủ tục để đưa Linh mục ra ngoại quốc chữa bệnh. Chắc chắn Linh mục sẽ khỏi bởi vì những bệnh tương tự, Canada đã có kinh nghiệm chữa trị nhiều rồi, với phương tiện máy móc đầy đủ và với các loại thuốc dân tộc bản địa, chẳng cần dùng thuốc tây y. (Chú thích: Quốc hội và Chính phủ Canada sở dĩ lưu tâm đặc biệt đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, phần lớn cũng là nhờ cộng đồng người Việt tự do và các nhóm Yểm trợ Dân chủ của người Canada lẫn người Việt đang hoạt động rất tích cực tại Montreal, Toronto và Vancouver). Như những lần trước với các tổ chức khác, Linh mục Lý ngỏ lời cảm ơn Bà Đại sứ và cho biết rằng việc ra đi như vậy nằm trong kế hoạch của nhà cầm quyền Việt Nam. Họ sẽ trì hoãn việc cho Linh mục trở về nước, nghĩa là đợi cho đến khi Lm đến tuổi thật cao, khoảng 80 tuổi!?! Bà Đại sứ cười, tỏ ra hiểu chuyện. Bà đưa ra phương án thứ hai: Nếu Lm không bằng lòng đi thì sẽ có một phái đoàn bác sĩ, chuyên viên cùng với các dụng cụ tối tân sẽ đến tại Nhà Chung để điều trị. Phái đoàn này tháng 7 sẽ qua Việt Nam, và hy vọng có chuyên môn đủ để chữa lành linh mục. Sau khi cảm ơn về nhã ý của Chính phủ, Quốc hội và Bà Đại sứ Canada,
linh mục nói tiếp: Điều tôi cần nhất hiện nay là điều trị
các khối u trong đầu óc của toàn dân Việt Nam. Gồm có 4 việc
cấp bách như sau: - Thứ hai, xin Chính phủ và Quốc hội Canada can thiệp để toàn dân Việt Nam sớm có tự do ngôn luận. Về điều này, phải nói thẳng là rất nhiều ngoại giao đoàn thường xử sự kiểu ngoại giao, nghĩa là nhập nhằng, không rõ ràng, không quyết liệt khẳng định rằng nhân dân Việt Nam chưa có tự do ngôn luận, không mạnh dạn can thiệp vào các vụ vi phạm trầm trọng quyền này tại Việt Nam, khiến nỗi đau khổ của toàn dân Việt Nam vẫn cứ kéo dài. Chúng tôi, các nhà đấu tranh, thiếu phương tiện để nói lên điều này với quốc tế, thì xin Quý vị hãy nói dùm, hãy mạnh dạn chứng minh vắn gọn, rõ ràng với thế giới rằng tự do ngôn luận tại Việt Nam còn thua thời Karl Marx ở Luân Đôn cách đây 170 năm! Trước 1975, ở miền Nam, chúng tôi có báo tư nhân, có đài phát thanh, có đài truyền hình (của các tập thể lẫn các tôn giáo). Bây giờ ngay cả báo chí thì cũng chẳng có tờ nào! Khi vì ngoại giao mà lấp lửng chuyện này, thì các chính khách quốc tế đã vô tình làm chứng cho sự dối trá thay vì làm chứng cho sự thật, tiếp tục gây đau khổ cho nhân dân chúng tôi. - Thứ ba, xin Chính phủ và Quốc hội Canada giúp phơi bày sự thật về ông Hồ Chí Minh. Quý vị đều biết rõ bộ mặt của nhân vật này nhưng vì cứ mãi kéo dài sự lập lờ trước quốc tế, khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam được thể duy trì huyền thoại dối trá đó, đầu độc tâm trí giới trẻ, gây tai hại vô vàn cho nhân dân nước Việt. - Thứ tư, xin Chính phủ và Quốc hội Canada giúp phong trào đấu tranh trong nước, đặc biệt Khối 8406 chúng tôi, tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội giả tạo năm 2011 tới. (Nói chung, linh mục Lý cũng trình bày cho Bà Đại sứ Canada y như cho bà phó đại sứ Hoa Kỳ Virginia E. Palmer hôm 23-03-2010). Bà Đại sứ ghi nhận tất cả và hứa sẽ tiếp tục can thiệp giúp các
nhà tranh đấu, các chiến sĩ hòa bình dân chủ; còn những mục tiêu đấu
tranh cụ thể (đặc biệt của Khối 8406) thì bà nói sẽ trình bày lên
Quốc hội và Chính phủ Canada để họ ủng hộ. Thấy thái độ cởi mở, biết
lắng nghe của Bà Đại sứ, Linh mục Lý tranh thủ nói thêm: Bà Đại sứ nói: Vâng, chúng tôi sẽ cố gắng nghe theo lời Linh mục
và sẽ có thái độ dứt khoát, rõ ràng hơn. Nhưng chúng tôi cũng hết
sức để tránh bị chụp mũ là “can thiệp vào nội bộ Việt Nam”. Lm Lý
liền trả lời: Bà Đại sứ nói: Tôi xin tiếp thu ý kiến của Linh mục và chúng tôi hứa sẽ cố gắng hết sức để đạt được những sự việc cụ thể như Linh mục yêu cầu. Xin cảm ơn. Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Huế Kẻ
ác rồi sẽ bị diệt vong Gần một tháng nay, kể từ khi bị bạo quyền Việt cộng đột nhập cướp tài sản, không có Kinh thánh cũng chẳng có laptop, thông tin đến với mình thật là khan hiếm, ở nhà xem tivi cứ mỗi Tháng 04 đen là các con vẹt lại tuyên truyền nham nhở về chiến thắng của Việt cộng, quá buồn chán nên tôi quyết định làm cuộc hành trình ngắn. 17g ngày 02-04-2010, tôi cùng mẹ leo lên xe bus đi Đồng Nai. Trạm dừng chân đầu tiên là Long Khánh. Mục sư Thân Văn Trường cùng Phu nhân đón tiếp tôi bên mâm cơm đạm bạc chân tình. Đêm ấy tôi cùng mẹ nghỉ lại nhà ông bà Mục sư. Phu nhân Mục sư Trường là một phụ nữ nhân từ nề nếp, bà lúc nào cũng là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chồng con và cho cả bầy chiên của Chúa trong Hội Thánh. Như con chim sổ lồng một lần đi là một lần khó, nên có đi thì cứ đi lần một. Sáng hôm sau tôi để mẹ ở lại tâm sự cùng bà Mục sư, còn Mục sư Trường làm hướng dẫn viên đưa tôi đi xã Định Quán, ngược về 50 cây số, đến thăm chị Hồ Thị Thương, vợ anh Đoàn Văn Diên, một nhà bất đồng chính kiến với Cộng sản Việt Nam. Trên đường đi gặp rất nhiều công an giao thông, bị họ phạt 100.000 ngàn đồng mà chẳng biết lí do phạt là gì. Hôm nay gặp lại chị Thương, thấy khác với trước rất nhiều: tiều tụy ốm yếu, hình dáng khắc khổ, tôi không khỏi nao lòng. Tôi và Mục sư ngồi bên cốc trà đá chị mời, trong ngôi nhà sơ sài, với nền nhà nứt nẻ vì nắng, với mái nhà lợp được mấy năm trước do chị Bùi Tiên giúp đỡ. Tôi trách chị sao lâu nay không liên lạc với tôi. Chị nói là do mất địa chỉ, và kể từ khi thôi liên lạc với tôi, chị cũng không biết liên lạc với ai nữa. Chị lại bị khối u buồng trứng phải đi mổ, phải thăm nuôi chồng ở tù mà không có tiền nên đành bán luôn cả chiếc điện thoại, trong nhà có gì bán đó lấy tiền thăm chồng. Chị cho biết hiện tại công an B34 là nơi giam giữ Đoàn Huy Chương (Nguyễn Tấn Hoành) và em trai của Chương, hai con trai của chị, cùng với cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh. Tôi cho chị biết cháu Mỹ Hạnh kia là con gái nuôi của cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Bây giờ họ còn gây khó khăn cho cả Đoàn Triệu Kha, con út của chị. Rời khỏi ngôi nhà cháy nắng, đến lượt chị Thương làm hướng dẫn viên cho Mục sư và tôi. Đi vài trăm mét là đến nhà anh Nguyễn Ngọc Quang, một nhà bất đồng chính kiến được thả tù hôm 03-09-2009. Từ ngày 01-12-2009, anh bị Việt cộng gây khó khăn, ép buộc phải rời phường 6, quận 8 Sài Gòn để về Định Quán hầu tiện quản chế. Mấy tháng rồi mới gặp lại, trông anh già đi rất nhiều, tóc bạc trắng. Vợ và hai con của anh thì đen và ốm hơn so với lúc ở Sài Gòn. Về Định Quán anh sống chung với mẹ già đã gần 80 tuổi. Mẹ anh ban đầu rất sợ hãi vì tưởng chúng tôi đến bắt con bà đi lần nữa. Sau khi được anh Quang trấn an, bà kể chồng bà bị Việt cộng nó giết chết, con bà mới được rời khỏi nhà tù nhỏ, nên bây giờ có người lạ đến đây là bà sợ họ bắt con của bà mang đi. Ngôi nhà đơn sơ nhưng ngăn nắp nhờ bàn tay chị Trang sắp xếp. Thiếu nước sinh hoạt, gia đình anh chị phải mua lại nước của tư nhân, hai khối nước là 50.000đ. Ai có tiền thì đào giếng, ai không tiền đào giếng phải mua nước như thế mới có để mà sử dụng. Người dân quanh vùng cuộc sống đều khó khăn chứ không riêng gì gia đình anh chị. Mùa nầy họ thiếu nước sinh hoạt, có đào giếng sâu đến mấy cũng ít có nước để dùng. Đồng Nai là một tỉnh tương đối khá rộng, cách thành phố Sài Gòn không bao xa, “đang phát triển mạnh” theo lời những con vẹt trên đài phát thanh tuyên truyền, vậy mà người dân quanh đây phải sống trong tình cảnh khan hiếm thiếu hụt nước như vậy. Chia tay gia đình anh Quang, chúng tôi trở về. Mục sư Trường tiễn tôi ra trạm xe bus. Khi xe chạy ngang qua ngã ba Trị An, tôi xuống xe và đón thêm chuyến nữa vào thị trấn Vĩnh Cửu, đến thăm nữ anh thư Lê Thị Kim Thu. Tôi tìm gặp chị không khó khăn lắm. Nhắc đến chị, chắc hẳn chúng ta không thể quên đó là một phụ nữ can đảm phi thường. Dáng người nhỏ nhắn, gương mặt hiền từ thân thiện, giọng nói trong trẻo dễ nghe, chị là người có nhiều ưu tư trăn trở về dân chủ. Tuy không phải là ngòi bút văn chương sắc sảo, chị lại là người thích hành động, chuyên đấu tranh cho dân oan ngay tại thủ đô Hà Nội. Tôi hết sức khâm phục chị. Rất vui vì được tôi đến thăm, chị kể cho tôi nghe nhiều về đoạn trường lao tù của mình (chị bị bắt cóc ngày 18-08-2008 và được thả ngày 14-11-2009). Ngày ra tòa không có ai biết, phiên xét xử cũng không được công khai, phải tự mình làm luật sư bào chữa cho mình. Họ dùng đủ mọi cách ghép tội chị nhận tiền tổ chức phản động nước ngoài, nhưng cuối cùng không có bằng chứng ghép tội. Bản án mà phiên tòa dành cho chị là bản án thái độ, một trong những bản án nực cười nhất từ trước đến nay! Trong tù chị bị hành hạ rất khốn khổ. Ngày rời khỏi nhà tù nhỏ, chị còn bị thủ tục cuối cùng của Việt cộng trại giam là khám xét người. Họ bắt chị cởi bỏ lại cả cái quần lót đang mặc trên người (vì trên đó có ghi nhiều số điện thoại và địa chỉ thân nhân bạn tù) rồi mới cho chị rời trại giam. Chúng ta sẽ được nghe chị bạch hóa nhiều chuyện ly kỳ qua Hồi ký trong tù của chị. Chúng tôi gặp nhau trong ngôi nhà mới xây của chị, ngôi nhà cấp bốn tạm bợ đủ để hai mẹ con trú thân. Mẹ chị người gầy ốm, nhưng rất mạnh mẽ tinh thần, lúc nào cũng ủng hộ việc làm của cô con gái. Cũng như anh Quang, chị là người con hiếu thảo với mẹ. Trao đổi khá lâu, tôi chia tay chị trong sự lưu luyến. Tôi biết chị đã làm xong cái phần của mình, như lời anh thư Lê Thị Công Nhân vừa nói: “Tôi đã làm được cái phần của tôi, tôi chưa làm được cái phần của 90 triệu người Việt”, một câu nói như nhắc nhở cho chúng ta tất cả. Phong trào dân chủ đang trên đà phát triển hết sức tốt đẹp, được sự ủng hộ của đồng bào trong và ngoài nước, được các tổ chức nhân quyền cũng như chính phủ các nước tự do trên toàn thế giới quan tâm và hỗ trợ. Thế nhưng khi bắt bớ giam cầm các anh chị em dân chủ, những người bất đồng chính kiến, nhà cầm quyền Việt Cộng thường buộc tội họ là phản động, nhận tiền các tổ chức nước ngoài, xách động đồng bào, lật đổ nhà nước! Vậy năm 1945 Hồ chí Minh kêu gọi thành lập Chính phủ liên hiệp đa nguyên đa đảng, cùng với các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Giám mục Lê Hữu Từ, Phạm Hữu Chương cùng nhiều vị khác nữa, vậy HCM có phản động không ? HCM nhận tiền của những đảng viên đảng Xã hội Pháp có cả người Pháp lẫn người Việt để sinh sống và để đến nước Nga, rồi tại nước Nga thì nhận tiền của đảng Bôn-sê-vích thì có phải là phản động không? HCM được Stalin nuôi ăn học nhiều năm, Stalin lại bị ông Cút-Xếp, ông Góc-Ba-Chốp, ông En-Xin, ông Pu-Tin gọi là tên tội đồ dân tộc, tên diệt chủng có tội ác với nhân loại. Mà HCM và đảng CSVN nhận tài trợ từ Stalin, vậy có phải là tội đồ dân tộc không? HCM và đảng Việt Cộng nuôi và cung cấp vũ khí cho bọn Pol Pot, Khơ-Me đỏ để chúng giết hàng trăm ngàn đồng bào Việt Nam, hàng triệu người Miên. Vậy có phải là tội ác không? Nếu các nhà đấu tranh dân chủ vì đòi đa nguyên đa đảng mà bị kết tội là phản động, thì trước hết phải kết tội HCM, vì HCM cũng kêu gọi nguyên đa đảng. Thật ra HCM là một tên phản động có tội ác với nhân loại và dân tộc, phải bị lên án đời đời.
Nguyễn Thu Trâm, Bình Dương |