“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình”
(Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982).
(Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
T À I L I Ệ U
Giáo dân và người dân xã Vinh Hưng cùng các xã lân cận vùng duyên hải huyện Phú Vang, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế đang rên siết vì hậu quả tai hại nặng nề của cơn bão lịch sử Xangsane (01-10-2006). Ai nấy tất bật sửa lại nhà cửa hư hỏng, dọn dẹp cây cối đổ gãy, căng mắt kéo con tôm con cá để kiếm sống qua ngày. Bơ phờ hốc hác! Tuy nhiên, người người vẫn cháy lửa bác ái, chia sẻ nắm gạo, giúp nhau dựng lại cơ đồ, làm sạch cảnh hoang tàn đổ nát. Hy vọng vươn lên!
Bỗng đâu, một cơn bão không được báo trước đã đổ ập xuống Giáo xứ Phường Tây, một cộng đồng nhỏ thuộc Giáo phận Huế, cách thành phố Huế khoảng 40cs về phía Nam. Trường Mai Khôi của giáo xứ -một cơ sở Công giáo đang trong vòng tranh chấp, khiếu kiện - bị triệt hạ tơi bời hôm 24-10-2006 vừa qua bởi bạo quyền cộng sản xã Vinh Hưng, Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế. Kẻ đi qua, người đi lại trên quốc lộ 49B đều dừng lại ngỡ ngàng, còn giáo dân nuốt nước mắt chờ lệnh. 1-
Nhìn lại lịch sử
Năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản xã Vinh Hưng mượn tạm làm nơi dạy bình dân học vụ, sau đó dạy các lớp cấp 1. Lâu nay, các phòng học không được quản lý chu đáo: cửa hư, ghế gãy, mái dột, bàn thầy giáo bị mất. Vào những năm gần đây, trường bị bỏ phế vì xã đã xây một ngôi trường tiểu học mới, cách đó 200m! Ngày 13-7-2004, linh mục quản xứ Phaolô Tống Thanh Trọng gửi đơn đến Uỷ ban Nhân dân (UBND) xã, huyện xin trả lại cơ sở để phục vụ nhu cầu học giáo lý của giáo xứ. Không có phúc đáp! Ngày 22-02-2006, linh mục tân quản xứ Đôminicô Trương Văn Quy gửi đơn trình UBND xã xin giải quyết (xin xem Tài liệu 1-nhấn vào đây). Không có phúc đáp! Ngày 06-04-2006, linh mục gởi đơn trình UBND huyện và Phòng Giáo dục huyện. Vẫn không phúc đáp! Ngày 10-05-2006, UBND xã Vinh Hưng gửi Công văn số 49/CV-UB, trả lời: “Cơ sở trường học Mai Khôi thuộc xã Vinh Hưng trước đây là cơ sở giáo dục. Sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng năm 1975, nhà nước đã tiếp quản để đưa vào cơ sở giáo dục và tiếp tục giảng dạy cho con em học sinh tại địa phương. Cơ sở trên, hiện nay Phòng giáo dục huyện đang quản lý và sử dụng cho sự nghiệp giáo dục”. (xin xem Tài liệu 2-nhấn vào đây) Ngày 01-06-2006 (xin xem Tài liệu 3-nhấn vào đây) rồi ngày 24-10-2006, Linh mục Quản xứ và Hội đồng Giáo xứ gửi thư trả lời cho UBND xã về Công văn số 49/CV-UB của xã để yêu cầu trả lại cơ sở Mai Khôi của giáo xứ. Giáo xứ chờ đón tin lành, dù mong manh.
2-
Cơn bão bạo quyền Giáo xứ đang định khẩn báo Toà Giám mục thì bỗng nhiên, như có linh tính, vào lúc 16g30 cùng ngày, Đức Giám mục Phụ tá Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng đã đến hiện trường. Trước cảnh tang thương, vị Chủ chăn Công giáo liền mạnh mẽ yêu cầu những kẻ đang gỡ bỏ những thanh gỗ cuối cùng của mái trường phải ngừng tay. Với khuôn mặt vừa đau xót vừa cương quyết, ngài truyền lệnh giáo xứ phải bảo vệ, không cho cộng sản đập phá, vì cơ sở đang trong vòng tranh chấp. Riêng ngài sẽ liên hệ với cấp chính quyền tỉnh để sớm can thiệp giải quyết ổn thỏa. Khi từ giã về lại Toà tổng giám mục, Đức Giám mục thốt lên: “Quá sức là bất công!” Tối đó, sau thánh lễ, linh mục quản xứ, hội đồng giáo xứ, đông đảo đại diện giáo dân họp bàn kế hoạch. Mọi người quyết tâm hành động. Đã từ lâu, cộng đồng giáo dân này (750 người) sống nghề làm nông, làm vườn, giờ thêm nghề nuôi tôm xuất khẩu. Đa số họ nghèo nàn nhưng hiền hoà, chất phác, quan hệ tốt đẹp với bà con bên lương, nên xóm làng hoà hợp yên ổn. Chủ chăn của họ, Linh mục Đôminicô Trương Văn Quy, chịu chức gần đây, đã đến nhận xứ từ ngày 09-12-2004. Trẻ trung, nhiệt tình, ngài năng thăm viếng gần gũi mọi nhà, hoà đồng lương giáo, sát cánh với anh em lao động ở hồ tôm. Có nhiều đêm cha đến thăm an ủi họ, vì nghề tôm lúc này dễ phá sản, chồng chất nợ nần. Thế nhưng, trước hành vi bất công của bạo quyền cộng sản, mục tử cũng như đoàn chiên phải vùng lên tranh đấu đòi công bình, lẽ phải. Ngày 25-10-2006, từ sáng sớm, giáo dân đã tụ họp từng nhóm trong khuôn viên nhà thờ, nhà nữ tu, nhà giáo dân gần đó, bên lề quốc lộ… sẵn sàng ra tay ngăn cản. Các vị bô lão chống gậy vừa cầu nguyện vừa cổ vũ. Một cụ già thều thào nhắc lại gốc tích trường Mai Khôi: “Năm 1937, chính tôi xúc cát làm móng trường. Tôi cũng là học sinh niên khoá đầu tiên. Trong xứ chỉ còn lại một người cùng lớp”. Càng
lúc giáo dân càng đông. Anh chị em giáo xứ Hà Úc, Hà Thanh và An Bằng
lân cận cũng ào ào kéo đến, góp sức chung lòng. Một không khí nhộn
nhịp, nôn nóng nhưng trật tự, ôn hoà. Vài tay cán bộ trườn xe tới xem, nhăn mặt, hậm hực bỏ đi. Không nhăn sao được, vì trên bảng ghi rõ ràng đậm nét: “YÊU CẦU CHÍNH QUYỀN TRẢ LẠI CƠ SỞ MAI KHÔI CỦA GIÁO XỨ CHÚNG TÔI”. Có lẽ 31 năm qua, bạo quyền cộng sản chưa thấy những câu công khai như thế này bên quốc lộ, giữa thanh thiên bạch nhật. Thật là một cú sốc mạnh! Hai
ba công an tới chụp ảnh, đo bảng, đo chữ, đo lui đo tới cẩn thận !?! Mấy tay công an lặng lẽ rút lui. Họ không biết rằng còn một số biểu ngữ đấu tranh đã viết sẵn chưa được treo lên. Đợi xem tình hình đã… Tại nhà xứ, linh mục quản xứ Đôminicô Trương Văn Quy, linh mục chánh xứ Hà Úc Phaolô Nguyễn Luận, linh mục phó xứ Hà Úc Mátthêô Mai Nguyên Vũ Thạch, linh mục quản xứ An Bằng Phêrô Nguyễn Hữu Giải (linh mục quản xứ Vinh Hoà bị đau, linh mục quản xứ Hà Thanh đi Sài Gòn nên vắng mặt), hai nữ tu phục vụ Giáo xứ là Đỗ Thị Lan và Phạm Thị Hương (Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm), các vị Hội đồng giáo xứ, bô lão và đại diện các giới, tất cả họp bàn kế hoạch đối phó. 10g15, giáo dân đóng cọc xi-măng và rào lưới thép quanh trường Mai Khôi.
11g20, ông Lê Văn Hùng, chủ tịch xã, vào gặp linh mục quản xứ và hội đồng giáo xứ xin cất bảng yêu cầu. Không chấp nhận! 11g45, ông Lê Văn Hùng và ông Trương Trung Chỉnh, hiệu trưởng trường cấp 1 Vinh Hưng vào gặp xin cất bảng và tháo hàng rào. Không chấp nhận! Lập trường giáo xứ là kiên quyết đòi xã cam kết ngưng đập phá và sớm giải quyết trao trả cơ sở giáo xứ. Mãi đến 13g, cuộc trao đổi vẫn không có kết quả. 14g30 (lúc này các linh mục bạn đã ra về), công an tỉnh, công an huyện, chủ tịch UBND xã, chủ tịch UBMT xã, cán bộ sở giáo dục, cán bộ phòng giáo dục, hiệu trưởng và các thầy cô giáo trường cấp 1 bên cạnh ùa nhau kéo đến gặp nhà xứ, trong tư thế muốn áp đảo tinh thần.… Đòn cổ điển trong thế liên minh nham hiểm “đảng-chính quyền-công an-mặt trận” của cộng sản! Giáo dân cũng vội vàng kéo đến rất đông, đông hơn, bao quanh cha xứ, sẵn sàng đối phó đương đầu. Bầu khí căng thẳng! Kết
quả cuộc họp bàn: 2) Giáo xứ cam kết cất “bảng yêu cầu” nhưng vẫn duy trì hàng rào lưới thép! 17g30, mọi người ra về. Giáo xứ lại tiếp tục hy vọng !?! Thế nhưng, ngày 26-10-2006, nhiều cán bộ cộng sản đi “thăm” một số gia đình công giáo Phường Tây, với mục đích khủng bố tinh thần, buông nhiều lời hăm doạ hoặc dụ dỗ. Ngày 27-10-2006: giáo xứ gởi Văn thư “Xin nhận lại cơ sở Mai Khôi giáo xứ Phường Tây” tới Phòng giáo dục huyện Phú Lộc và UBND xã Vinh Hưng (xin xem tài liệu 4-nhấn vào đây)
Sau thánh lễ tối, linh mục quản xứ chủ toạ cuộc họp nhận định tình hình và quyết định kế hoạch mới. Ngoài các nữ tu, hội đồng giáo xứ, các giới, các hội đoàn, còn có linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải tham dự. Với bề dày đấu tranh đáng nể (tích luỹ từ thời cộng sản cướp Tiểu chủng viện Hoan Thiện mà cha làm giám đốc, tháng 12-1979, cho đến cuộc chiến đấu hôm nay trong nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền), cha Giải truyền thụ kinh nghiệm cho toàn thể giáo xứ như sau: 1- Trước tiên cần xác định: Giáo xứ chúng ta đấu tranh có chính nghĩa (bảo vệ công bằng, lẽ phải và quyền lợi của Giáo hội). Đức Giám mục Phụ tá cũng vừa nhắc lại như thế. Nên ai nấy phải xác tín điều này. 2- Nắm vững mưu đồ của cộng sản, vốn luôn luôn gian trá thâm hiểu. Mưu đồ đó thường có ba điểm: a- gây chia rẽ giữa toàn bộ giáo xứ (khen người này, chê kẻ nọ để ly gián); b- dụ dỗ lừa phỉnh (“chính quyền đập trường cũ để xây lại trường mới cho con em giáo xứ học hành”, “nhà nước luôn vì dân, thương dân”, “cơ sở nhỏ bé, có đáng là gì để đòi lại”!!!); c- hăm he đe doạ (ai chống lại nhà nước, cán bộ… sẽ bị khó dễ giấy tờ, vốn vay, con cái bị đuổi học, cha mẹ có thể đi tù…). 3- Giữ vững lập trường chung, luôn nói cùng một giọng: chúng tôi cương quyết đòi lại cơ sở của giáo xứ! Không tranh cãi với cán bộ cộng sản, chỉ mất thời giờ, dễ dàng sa bẫy (CS sẽ ghi âm những lời nói hớ để làm bằng chứng tấn công và buộc tội giáo dân, giáo xứ). 4-
Kế hoạch trước mắt:
3-
Nhận định 2- Bạo quyền cộng sản có “tạo điều kiện” gì cho đạo cũng vì chẳng đặng đừng, hoặc theo chiến thuật, hoặc có lợi cho họ. Thành ra câu nói “Cảm ơn chính quyền các cấp đã tạo điều kiện cho chúng tôi….” thật vô duyên, sáo ngữ ! Đời nào Cộng sản có thiện chí mà cảm ơn nó !!! 3- Bạo quyền cộng sản luôn liên minh, cấu kết với nhau để hành động: chính quyền (ra tay ăn cướp, không cho làm giấy tờ) + mặt trận tổ quốc (hội nông dân, hội giáo chức, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên CS… rỉ tai dụ dỗ lừa gạt) + công an (đe doạ, hành hung). 4- Phải can đảm và công khai giành lại các quyền của người dân, của tôn giáo. Phải treo biểu ngữ nói lên rõ ràng mục tiêu tranh đấu của mình. Phải thông báo cho mọi người mọi nơi bằng các phương tiện thông tin hiện đại. 5- Tinh thần liên đới dấn thân phục vụ cũng như việc góp phần xây dựng một xã hội công bằng (Thư Mục vụ 2006 của Hội đồng Giám mục Việt Nam) cần được thực hiện cụ thể (qua biến cố Phường Tây chẳng hạn): chủ chăn giáo phận, linh mục liên giáo xứ, giáo dân các xứ bạn, linh mục quản xứ, nữ tu, giáo dân sở tại… tất cả làm thành một khối đồng tâm sống chết. 6- Sống với bạo quyền cộng sản cần luôn tỉnh thức “đón bão” với những lập trường rõ ràng, mạnh mẽ, theo các nguyên tắc dân chủ, nhân quyền. Bảo vệ một tài sản nhỏ của tập thể cũng là bảo vệ một nguyên tắc lớn: công bằng, lẽ phải. 7- Đã đến lúc liên minh đấu tranh trực diện với bạo quyền cộng sản để xây dựng tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Nhóm
Phóng viên tường trình từ Huế ....................................................................................................................................... Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ: |