“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình”
(Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982).
(Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
T I N T Ứ C
I-
Ký sự của Linh mục Quản xứ Nguyễn Hữu Giải Cán bộ văn thư của xã chuyển thư rơi (thư nặc danh) tới nhiều giáo dân, cảnh báo giáo dân đừng mắc mưu linh mục Giải, hô hào đổ máu vì đô-la (“sau vụ giáo xứ An Truyền bỏ túi 30.000 USD, vụ giáo xứ Phường Tây 10.000 USD” !?!) • 20-10-08: Đài truyền hình Thừa Thiên-Huế buổi tối chiếu cảnh một số người dân “kết án giáp An Bắc, giáo xứ An Bằng, linh mục quản xứ chiếm đất rừng phòng hộ biển, vi phạm pháp luật”. Thời gian này, một số giáo dân giáo xứ Vinh Hòa, Phường Tây thuộc huyện Phú Lộc cũng như giáo xứ Hà Úc, Hà Thanh thuộc huyện Phú Vang bị cán bộ thăm viếng vận động đừng về giáo xứ An Bằng khi nhà nước tháo dỡ Thánh giá! • 22-10-08: Cảnh sát giao thông huyện xã (chính quy và bán chính quy) kiểm soát chặt chẽ các ngõ hẻm làng An Bằng. • 23-10-08: Giáo dân cầu nguyện tại đài Thánh giá bị cán bộ canh gác ghi số xe. • 24-10-08: Cán bộ Mặt trận Tổ quốc tỉnh, huyện, xã thăm ông Văn Đình Trung, ông Lê Văn Lượng, vận động tháo dỡ Thánh giá và bàn thờ. •
26-10-08: Tại
đài lễ, bộ đội dựng thêm một trại lớn, kiên cố, thêm giường, để
canh phòng. • 27-10-08: Cán bộ văn thư chuyển thư rơi thứ hai đến nhiều giáo dân. Thư khá dài với đề tựa “Vì sao cha Giải muốn đổ máu ở giáp An Bắc?” Thư chứng minh tôi (linh mục Nguyễn Hữu Giải) sai về pháp lý mà cứ cho là đúng và hô hào bảo vệ Thánh giá bằng máu. Kết thư: “Cùng chờ xem cha Giải sẽ xài tiền và máu của bà con giáo dân An Bắc như thế nào để làm xấu danh Chúa. Có lẽ đã đến lúc Hội thánh phải xem xét mà đào tạo lại những vị có tư duy thiển cận và cổ hủ như cha Giải” (!?!) • 29-10-08: Loa đài vẫn tiếp tục tuyên truyền và kết án giáo xứ và linh mục quản xứ là lực lượng thù địch lợi dụng, chia rẽ, không thượng tôn pháp luật! Chiều, anh cán bộ văn thư xã chuyển thư rơi cho tôi. Được biết nhiều linh mục và giáo dân trong vùng cũng nhận được thư này. • 30-10-08: Loa đài tố tôi làm mất an ninh trật tự làng xã, “đi ngược đường lối mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam là sống Phúc Âm giữa lòng Dân tộc, tốt đời đẹp đạo”. •
31-10-08: Ba
công an tỉnh (2 nữ 1 nam) đến gặp nữ tu Luxia Phạm Thị Hương, phụ
trách nhà nữ tu An Bằng, khuyên đừng lên đài lễ, ở nhà cầu nguyện
tiện hơn. Trong
tuần này, cán bộ MTTQ huyện đến thăm linh mục Phaolô Nguyễn Luận,
quản xứ Hà Úc, xã Vinh An (một giáo xứ bạn của An Bằng). Ngài phản
đối nội dung thư rơi vì nó mang tính cách vu khống, xuyên tạc, lên
án, bôi nhọ. Đáp lại những lời vận động đừng đến giáo xứ An Bằng
khi nhà nước tháo dỡ Thánh giá, ngài nói rõ: “Giáo xứ Hà Úc là mẹ
sinh ra giáo xứ An Bằng, giáo dân hai giáo xứ bà con mật thiết,
linh mục quản xứ An Bằng là thầy giáo và niên trưởng của tôi, làm
sao giáo dân Hà Úc không có mặt được!” • 01-11-08: công an huyện tới thăm ông Nguyễn Thanh Ngôn, cựu thư ký Hội đồng giáo xứ. Ông Ngôn phàn nàn: Bầu không khí làng xã, giáo xứ hiện nay rất hoang mang, ngột ngạt! Công an cán bộ huyện xã ngày ngày lui tới khắp nơi, kiểm soát giao thông, dò hỏi các gia đình giáo dân, đêm đêm soát hộ khẩu. Loa đài sáng trưa chiều tối rộn ràng, đinh tai nhức óc, lâu nay chưa bao giờ có!!! Công
an huyện thăm hai ông bà cao niên Văn Xề ở giáp An Mỹ. Bà cảnh cáo
anh công an khi anh vận động đừng lên đài Thánh giá An Bắc: Phóng viên đài truyền hình tới nhà ông Đào Tấn Kỷ phỏng vấn và ghi hình. Ông khẳng định việc xây dựng Thánh giá và bàn thờ của giáp An Bắc là đúng. Anh phóng viên hỏi: nếu nhà nước cấp cho một thửa đất khác, có chấp thuận di dời không? Ông đáp: với điều kiện thuận lợi cho nhu cầu thờ phượng của giáp và không thu hồi đất có chủ tư gia để cấp! Những ngày này, cán bộ gợi ý giáo xứ làm đơn xin cấp đất để làm đài lễ. Chúng tôi luôn trả lời không làm đơn xin. Nếu vì công ích thực sự thì chấp thuận chuyển đổi đất. • 02-11-08: Sáng, xe đài truyền hình thu hình giáo dân từ nhà thờ ra về sau Thánh lễ Chúa nhật. Một vài bà dừng lại yêu cầu quay và nói đúng sự thật, đừng như lần trước tại đài lễ (quay gốc dương bị gió đánh gãy ở khu vườn bên cạnh rồi ghép lại với đài lễ để nói rằng giáo dân chặt phá rừng dương). Gần trưa, anh Lê Tuấn, một ngư dân trẻ, nhà ở gần đài lễ, có việc phải đi xe gắn máy tới nhà bạn nằm về hướng nhà thờ. Anh bị công an xã huyện chận hỏi giấy tờ, dù hai bên quen biết nhau, dù anh đội mũ bảo hiểm nghiêm túc, dù là đường liên gia, bằng xi-măng, ít ai mang giấy tờ tùy thân. Anh xin về nhà lấy, không được. Thế là công an xã tước đoạt xe anh đem giam trong xã. Loa đài vẫn ra rả tuyên truyền. Chiều nay ở nhà thờ khó cử hành việc thờ phượng Chúa. Loa quá to và quá rõ tiếng, phát từ 17g đến 18g40. •
05-11-08: Công
an cán bộ huyện xã tăng cường tại khu vực nhà thờ và tuyến đường
từ xã vào nhà thờ. Một số dùng nhà một người dân trước cổng nhà
thờ để canh gác trực diện ngày đêm. II.
Nhận định Sau
khi ngọn lửa Tòa Khâm sứ, xứ Thái Hà cháy lên để đòi đốt thiêu chính
sách cai trị đầy bất công, dối trá và tàn bạo của CSVN, nhiều ngọn
lửa khác đã theo đó bùng cháy lại hay bùng cháy lên (mới nhất là
lò lửa phẫn nộ của nhân dân Hà Nội và toàn dân Việt Nam đối với
cách quản lý và hành xử của CS trong cơn hồng thủy đầu tháng 11
tại Thủ đô). Đa phần đang nhắm vào một trong những nền tảng quan
trọng của Cộng sản là chế độ công hữu (thực chất là đảng hữu) đất
đai, gây cho Cộng sản nhiều mối lo sợ bị mất quyền lực và quyền
lợi. Thành thử họ đang điên cuồng tìm mọi cách dập tắt công lý và
không ngại dùng những phương cách đê tiện, thô bỉ, phi pháp nhất
để giành phần thắng về cho mình. Nhóm Phóng viên FNA tường trình từ Huế |