“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình” (Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
T À I L I Ệ U Thư
Thượng Nghị sĩ Ray Halligan, Quốc Hội Tây Úc Quốc Hội Tây Úc Kính
gửi Linh mục Nguyễn Văn Lý Kính
thưa Linh mục, Bản
Tuyên Ngôn này đã có những trích dẫn từ : Ông
Winston Churchill (Thủ Tướng Anh) đã nói : “Không ai cho rằng chế độ dân chủ là hoàn hảo và hoàn toàn khôn ngoan. "Thật vậy, người ta nói rằng chế độ dân chủ là hình thức nhà nước tồi tệ nhất nhưng vẫn còn tốt hơn tất cả những hình thức nhà nước khác đã từng được thử nghiệm." Và
chính Ông Winston Churchill cũng đã nói : Quý Vị đang chiến đấu cho những điều cao đẹp “đơn giản” ấy, những điều mà những ai may mắn sống trong một nền dân chủ được bảo đảm đều không cần phải mất công xem xét đến một nền dân chủ khác. Theo định nghĩa, bất kỳ hình thức độc tài nào cũng đều giới hạn quá đáng những quyền tự do như tự do ngôn luận, tự do hội họp hay lập hội, tự do tôn giáo. Tệ hơn nữa, độc tài thường dẫn tới việc lạm dụng quyền lực không những hạn chế các quyền tự do cơ bản mà còn trừng phạt tại chỗ những ai không chịu tuân hành các mệnh lệnh bất xứng lẽ ra không nên có trong xã hội. Tuyên Ngôn 2006 đã sẵn sàng trả giá cho việc thực hiện nền dân chủ đích thực và lâu dài tại Việt Nam. Điều ấy khiến cho Khối 8406 xứng đáng được thế giới ủng hộ. Trong một bài diễn văn nổi tiếng, Mục sư Martin Luther King đã nói lên giấc mơ của mình. Hôm nay, Khối 8406 cũng có một giấc mơ mà tôi hân hạnh ủng hộ với hy vọng sẽ được nhìn thấy giấc mơ ấy trở thành hiện thực. Tôi xin chân thành gửi những lời chúc mừng nồng nhiệt nhất của tôi đến mọi nỗ lực của Quý Vị. Kính
thư, (1)
Thư nguyên bản bằng Anh ngữ Thượng Nghị sĩ Ray Halligan gửi riêng
từng người trong 4 người có lẽ ông nghĩ là đang đại
diện Khối 8406 : Giáo sư Hoàng Minh Chính, Kỹ sư Đỗ Nam Hải,
Cựu Sĩ quan Trần Anh Kim, Linh mục Nguyễn Văn Lý. Cả 4 Thư
đều ghi địa chỉ 69 Phan Đình Phùng, Huế, Việt Nam - Nhà Chung Tổng
Giáo phận Huế - nơi Lm Nguyễn Văn Lý đang bị quản chế. Điều rất mới
mẻ là cả 4 Thư đều đã đến Lm Nguyễn Văn Lý qua đường Bưu điện thành
phố Huế ngày 04-8-2006. Mặc dù phong bì dán kín, nhưng căn cứ nguồn
tin từ các thân hữu trên Internet, hầu chắc cả 4 Thư đều cùng một
nội dung, chỉ khác Tên Người nhận ở đầu Thư. Vì Lm Nguyễn Văn Lý chưa
thể dễ dàng chuyển nhanh đến tận tay 3 Vị còn lại (có lẽ còn khó hơn
từ Úc gửi đến Huế, Việt Nam), Văn phòng Khối 8406 xin gửi đến công
luận Thư gửi Lm Nguyễn Văn Lý cho kịp tính thời sự. www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng: |