Mọi người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự lựa chọn của mình (Điều 19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice.)
T À I   L I Ệ U

PNTR: Mưu Sự Tại Nhân, Thành Sự Tại Thiên ?
Nguyễn Quốc Khải (07.08.2006)

Sau khi bị nhiều tai tiếng tại quốc nội ít lâu nay qua những vụ tham nhũng làm rung động khắp thế giới, đến việc bầu bán dân chủ giả tạo của Đại Hội X, những nhà lãnh đạo Hà-Nội trông đợi hai sự kiện lớn trong năm 2006 để tạo uy tín quốc tế cho Việt-Nam. Đó là việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization – WTO) và chuẩn bị Hội Nghị Hợp Tác Kinh Tế cho 21 quốc gia và lãnh thổ thuộc khu vực Á châu và Thái Bình Dương (Asia - Pacific Economic Cooperation – APEC) vào giữa tháng 11 năm nay.

Sau khi Việt-Nam không đạt được quy chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (Permanent Normal Trade Relations - PNTR) trước khi Quốc Hội Hoa-Kỳ nghỉ hè, hi vọng trở thành hội viên WTO của Việt-Nam trong năm nay trở nên mong manh.

Mặc dù được cảnh báo rất sớm rằng Việt-Nam cần phải kết thúc thoả hiệp WTO song phương với Hoa-Kỳ chậm nhất vào tháng 3/2006, mục tiêu đã không đạt được cho đến 31.5.2006. Thời gian còn lại giành cho Quốc Hội Hoa-Kỳ cứu xét và biểu quyết dự luật PNTR đã bị thâu hẹp lại đáng kể. Trong khi đó Việt-Nam đã không đo lường được mức độ phức tạp và cách vận hành của tiến trình dân chủ Hoa-Kỳ trong đó nguyện vọng của cử tri là yếu tố quyết định, nên vẫn tiếp tục coi thường những điều kiện do những nhà dân cử Hoa-Kỳ đặt ra với Việt-Nam.

Mặc dù dự luật PNTR đã qua được cửa ải đầu tiên là Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện (Finance Committee), tất cả những khó khăn đối với dự luật PNTR không giảm mà còn gia tăng và chờ đón Quốc Hội vào đầu tháng 9: (1) TNS Elizabeth Dole (Cộng Hòa, North Carolina) và TNS Lindsey Graham (Cộng Hòa, South Carolina) đã quyết định giữ Dự Luật PNTR lại cho đến khi giải quyết xong vấn đề nhập cảng hàng dệt may của Việt-Nam, (2) Ba Nghị Sĩ Cộng Hòa Sam Brownback (Kansas), Jim Bunning (Tennessee), và Gordon Smith (Oregon) lên tiếng đòi đặt điều kiện về nhân quyền và tự do tôn giáo, (3) DB William M. Thomas (Cộng Hòa, California), Chủ Tịch của Tiểu Ban Thuế Khoá & Ngân Sách (Ways and Means Committee) của Hạ Viện đòi giải quyết theo thứ tự Thoả Hiệp Thương Mại với Peru trước khi bàn đến Việt-Nam. Ngoài ra, người ta chờ đợi nhiều chống đối tại Hạ Viện nếu Hà-Nội không có những hành động cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền và tôn giáo cụ thể trước khi các nhà dân cử trở lại Washington, DC làm việc.

GS Đỗ Đức Dinh, Chủ Tịch Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế và Xã Hội tại Hà-Nội mới đây tuyên bố rằng “Đối với chúng tôi, đạt được quy chế thương mại bình thường với Hoa-Kỳ và gia nhập WTO là một thoả hiệp rất lớn. Nó không những làm gia tăng sự giao thương giữa chúng tôi với Hoa-Kỳ mà còn cả với những nước khác trên thế giới.”

Hi vọng Dự Luật PNTR được Quốc Hội chấp thuận trước ngày 5/8/2006 đã tan thành mây khói. Tình hình mới nhất cho thấy Dự Luật PNTR có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát của cả hai chính phủ Hoa-Kỳ và Việt-Nam, nếu họ không mau chóng tìm cách thương lượng hợp lý. Hoàn toàn trái với hoàn cảnh của Việt-Nam, Hành Pháp của Hoa-Kỳ, trong khi phải bận tâm với chiến tranh Iraq, nay lại thêm cuộc xung đột tạt biên giới Lebanon – Do Thái, không có đủ sức mạnh chính trị và thời gian để uốn nắn Lập Pháp.

Trái với sự mong ước và áp lực của Tòa Nhà Trắng, đa số các vị dân cử Hoa-Kỳ xem ra có khuynh hướng hoãn việc quyết định về Dự Luật PNTR đến năm sau. Ô. Daniel Griswold, một chuyên viên về chính sách thương mại của Cato Institute tại Washington, DC nhận định rằng “Việt-Nam sẽ gia nhập WTO, nhưng có thể phải đợi cho đến khi chu kỳ bầu cử trong năm nay chấm dứt.” Như thế có nghĩa là vào mùa xuân 2007.

Nều trường hợp này xẩy ra, chương trình phát triển kinh tế của Việt-Nam sẽ bị chậm lại và Việt-Nam sẽ mất cơ hội dán chữ “song hỷ” tại Hội Trường APEC để lần đầu tiên được chào mừng Tổng Thống Hoa-Kỳ George W. Bush, Tổng Thống Nga Vladimir Putin, Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, và 18 vị nguyên thủ quốc gia và lãnh thổ khác. Vào đầu năm 2006, Đại Sứ Trần Trọng Toàn của Việt-Nam đã được tiến cử làm Giám Đốc Điều Hành thứ 14 của Văn Phòng APEC, một chức vụ cao nhất của tổ chức này, nhân dịp Việt-Nam lãnh trách nhiệm tổ chức Hội Nghị APEC 2006.

Để chuẩn bị cho Hội Nghị này, Việt-Nam đã gần hoàn tất một thành phố hành chánh tân tiến mới theo tiêu chuẩn quốc tế tại khu Từ Liêm ở về phía Tây Nam Hà-Nội, với một trung tâm hội nghị tối tân, một khách sạn lớn năm sao, những biệt thự dành cho những giám đốc điều hành công ty, những tòa nhà cao ốc để làm văn phòng và để ở và những đại lộ rộng rãi. Những nhà lãnh đạo Việt-Nam sẽ phải đè nén bớt sự kiêu hãnh nếu chưa vào được WTO năm nay.

Vào đầu mùa xuân năm nay, ô. Mathew Daley, Chủ tịch Hội đồng Thương Mại Mỹ - ASEAN (US-ASEAN Business Council), cầm đầu một phái đoàn đại diện 21 công ty hàng đầu Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam. Ông đề nghị Việt-Nam nên hoãn đại hội đảng để tập trung khả năng giải quyết cho xong việc đàm phán gia nhập WTO. Ông Mathew Daley cũng đã nói rằng đối với ông, việc Việt Nam gia nhập WTO còn quan trọng hơn so với việc Việt nam lo tổ chức Hội Nghị APEC.

Thật là dễ hiểu là Việt-Nam đã không làm như lời đề nghị của ô. Daley. Bà Thứ trưởng Bộ Tài Chính Lê thị Băng Tâm cho biết vấn đề này không thụôc thẩm quyền của bà, nhưng cho rằng Việt-Nam quyết tâm thực hiện song song cả hai việc là tổ chức đại hội đảng cũng như kết thúc đàm phán gia nhập WTO.

Tương tự như vậy, nếu bây giờ Việt-Nam mong muốn các nhà dân cử Mỹ nên hoãn lại cuộc vận động tranh cử để lo cho xong vụ PNTR của Việt-Nam. Trường hợp này khó khăn hơn gấp bội, nếu không muốn nói là không tưởng.

Trên nguyên tắc Việt-Nam không cần phải có PNTR mới có thể gia nhập cơ quan thương mại này. Thật vậy, trong trường hợp Hoa-Kỳ từ chối Việt-Nam quy chế PNTR, Hoa-Kỳ chỉ cần phải viện dẫn điều khoản XIII của Thoả Hiệp WTO để đồng ý cho Việt-Nam loại Hoa-Kỳ ra khỏi danh sách những nước được hưởng quy chế tối huệ quốc của Việt-Nam theo luật đối xứng. Phần đông các chuyên viên không nghĩ rằng trường hợp này sẽ xẩy ra trên thực tế. Một phần vì Hoa-Kỳ không từ chối Việt-Nam quy chế PNTR. Vấn đề này còn đang được thảo luận. Lý do khác là Việt-Nam không thể không có thị trường Hoa-Kỳ nếu muốn phát triển mau chóng.

Nếu áp dụng câu “Mưu Sự Tại Nhân, Thành Sự Tại Thiên” cho Dự Luật PNTR thì không đúng. Cả Hoa-Kỳ lẫn Việt-Nam đều phải chia sẻ trách nhiệm về sự trễ nải hiện nay. Hoặc giả đôi bên đợi đến giờ thứ 24 để kết thúc cuộc điều đình. Trong mọi trường hợp thời gian không là đồng minh của Việt-Nam. © Vietnam Review.

www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:
- Tony Tran (Wednesday, August 16, 2006 at 14:13:50)
Doi voi VietNam viec gia nhap to chuc thuong mai the gioi (W.T.O)la mot su kien quan trong trong chinh tri va kinh te cua (csvn) nhung doi voi Hoa Ky viec VietNam co vao (W.T.O) hay khong thi cung chang co gi anh huong den nen kinh te cua mot Tieu ban cua Hoa Ky chu dung noi den mot quoc gia rong lon va giau co nhu Hoa Ky,thanh ra khi dam phan doi ben giua (U.S.A-CSVN) thi phia HOA KY luon mong muon csvn nen thi hanh nhung quyen can ban ma con nguoi tren the gioi co nhu ,TU DO TON GIAO-TU DO NGON LUAN-TU DO BAO CHI-NHAN QUYEN DUOC TON TRONG-TU DO HOI HOP-BAI TRU THAM NHUNG-LUAT PHAT MINH BACH-TU DO PHAT BIEU-THA HET NHUNG TU NHAN LUONG TAM-va mot xa hoi TU-DO DAN CHU-NHAN QUYEN CUNG NHU MOI CONG DAN DEU DUOC BINH DANG TRUOC PHAP LUAT NHU NHUNG CONG DAN CAC NUOC TREN THE GIOI the nhung ma csvn khong chap hanh qui luat chung cua nhan loai cu khu khu om lay doc dang doc quyen chuyen dung Sung AK va nha tu de uc hiep dan lanh ben canh do ban doi ngoai cua chinh phu HOA-KY luon luon co nhung bo phan theo gioi nhung dien bien ben ngoai ma thinh thoang chinh toi cung co dip nghe csvn van con tuyen truyen va noi xau chong pha chinh phu HOA-KY qua nhung kenh truyen hinh vtv4 chang han nhu
VietNam duoc quyen vao (W.T.O)cho du Hoa-Ky co chap thuan trao cho csvn qui che (P.N.T.R) hay khong that la leu lao va vua roi toi co nghe cuoc tra khao cua bon cong an va cac nguoi ung ho phong trao 8406 qua dai (R.F.A) khi ma ten cong an nay noi rang De Quoc My muon bien VietNam thanh mot
thi truong tieu thu nhung ma ten cong an nay co biet rang loi tuc binh quan dau nguoi VietNam hien gio la 600 U.S.D/NAM khong bang 40 gio lam viec tai Hoa-Ky nay. Noi tom lai khi nao ma csvn con nhung duong loi khong minh bach,vi pham nhan quyen ,bop nghet tu do ton giao,dung sung va nha tu ha hiep nhan dan cung nhu nhung ten can bo ngao op dot dac can mai nhu nhung con coc ngoi day gieng thi csvn dung hong va mo tuong nam trong tay chiec ve vao cua (W.T.O) DUOC CAP boi DE QUOC MY. (THAT LA MIA MAI THAY CHO KE TU NHAN LA CHIEN THANG DI VAN NAI MOT KE CHIEN BAI) csvn nen doc va nghien ngam bai viet nay nhu mot kim chi nam cho su ton vong cua che do.

Trở về trang chính

Chân    thành    cảm    tạ    qúy    vị    ghé    thăm    trang    nhà    website    Tự    Do    Thông    Tin    Ngôn    Luận    cho    toàn    dân    Việt Nam

Copyright © 2006 www.tdngonluan.com / Email: tdngonluan@yahoo.com  -  All rights reserved.