“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình” (Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
T
À I L I Ệ U
PARIS, ngày 28.4.2006 (PTTPGQT) - Hôm thứ hai, 24.4.2006, tại cuộc họp báo ở Hà Nội nhân Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Ngô Yên Thi, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, đã trình bày chính sách tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng sản. Trả lời phỏng vấn của ký giả quốc tế về Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, ông Thi đáp rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã sáp nhập vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tức Giáo hội Nhà nước) năm 1981 nên không còn lý do tồn tại. Ông Thi còn nói thêm rằng nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở Hải ngoại phong làm Tăng Thống và Viện trưởng Viện Hóa Đạo nên không có tư cách pháp lý hoạt động tại Việt Nam. Ngay hôm 24.4.2006, các Đài và hãng thông tấn quốc tế đã phỏng vấn ông Võ Văn Ái về luồng tin nói trên. Ông Ái, là phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo trong nước kiêm Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế có trụ sở tại Paris, đã phản bác luận điệu xuyên tạc của ông Ngô Yên Thi. Bản Thông cáo báo chí bằng Anh ngữ phát hành hôm sau vào ngày 25.4.2006 đã nêu ra những lý do lịch sử và pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất qua lời tuyên bố của ông Võ Văn Ái như sau : "Lời tuyên bố của ông Ngô Yên Thi tại Hà Nội chứng tỏ chính sách đàn áp tôn giáo vẫn tiếp diễn. Ông Thi hết chống chế theo cách "bình mới rượu cũ", mà là "bình cũ rượu cũ" cố hữu. Hà Nội rêu rao về tự do tôn giáo cốt đánh lừa dư luận quốc tế trong cuộc vận động vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhằm thỉnh cầu Hoa Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm (CPC). Nhưng Hà Nội tuyệt đối không chịu phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trả lại quyền tự do tôn giáo cho quần chúng tín đồ tại Việt Nam". "Nhân danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi phản bác 2 điều dối láo và xuyên tạc của ông Ngô Yên Thi : "Thứ nhất, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) chưa bao giờ tham gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam (còn gọi là Giáo hội Phật giáo Nhà nước) do Đảng Cộng sản thành lập năm 1981. GHPGVNTN luôn chủ trương thống nhất Phật giáo, nhưng không chấp nhận tham gia vào bất cứ tổ chức Phật giáo nào chịu lệ thuộc hoặc làm công cụ tay sai cho đảng Cộng sản hay bất cứ thế lực chính trị nào. "Năm 1976, Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đến gặp ông Nguyễn Văn Hiếu, Bộ trưởng Bộ Văn Hóa, đề nghị việc thống nhất Phật giáo, ông Hiếu trả lời : "Thống nhất Phật giáo thì tốt, nhưng thống nhất với Phật giáo cách mạng, chứ thống nhất làm gì với Phật giáo phản động ?" Ông Hiếu xem GHPGVNTN là Phật giáo phản động. "Ông Đỗ Trung Hiếu, người được Bộ Chính trị Đảng (thông qua các ông Xuân Thủy, Nguyễn Văn Linh, Trần Quốc Hoàn) giao nhiệm vụ thống nhất Phật giáo, đã tiết lộ qua tài liệu "Thống nhất Phật giáo" bí mật ấn hành năm 1994, và vì sự tiết lộ này ông Hiếu bị 18 tháng tù giam. Ông Hiếu viết : "Nội dung đề án là biến hoàn toàn Phật giáo Việt Nam thành một hội đoàn quần chúng. Còn thấp hơn hội đoàn, vì chỉ có Tăng, Ni, không có Phật tử ; chỉ có tổ chức bên trên không có tổ chức bên dưới, tên gọi là Hội Phật giáo Việt Nam. (...) "Nội dung hoạt động là lo việc cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội (...) Lấy chùa làm cơ sở chứ không phải lấy quần chúng Phật tử làm đơn vị của tổ chức giáo hội. (...) "Cuộc thống nhất Phật giáo lần này (1981 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội) bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến tướng Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Đảng". GHPGVNTN không hề tham gia vào Giáo hội Nhà nước năm 1981, thực tế chỉ có một số vị trước kia là thành viên thuộc GHPGVNTN tham gia với tư cách cá nhân. Bằng cớ là trong cuộc họp hai ngày 12 và 13.2.1980 để thành lập "Ban Vận động thống nhất Phật giáo cả nước", các Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Thích Trí Thủ, Thích Trí Minh Châu chỉ được mời với tư cách cá nhân. Sau khi khai mạc, Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Chánh thư ký Viện Tăng thống, GHPGVNTN, đã bỏ ra về với lời xác minh rằng : "Tại sao không mời chúng tôi với tư cách đại diện GHPGVNTN, lại mời với tư cách cá nhân ? Không đại diện cho ai cả nên chúng tôi không tham dự". Do đó, GHPGVNTN không tham dự việc thành lập Ban Vận động Thống nhất Phật giáo cả nước do Nhà nước cộng sản dàn dựng. Sau này, các Thượng tọa Thích Trí Thủ, Thích Minh Châu. Thích Thiện Siêu... chỉ tham gia Giáo hội Nhà nước với tư cách cá nhân. "Thứ hai, Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo không hề được hải ngoại suy tôn. Năm 1992, khi Đức Đệ Tam Tăng thống Thích Đôn Hậu viên tịch tại chùa Linh Mụ, Huế, Ngài di chúc cho Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang kế thừa ngài cùng với Hòa thượng Thích Quảng Độ điều hành Phật sự GHPGVNTN và tổ chức Đại hội VIII bổ sung nhân sự Hội đồng Lưỡng Viện. Do sự đàn áp và cấm đoán, nên GHPGVNTN không thể nào triệu tập Đại hội như dự trù. Tháng 4.2003, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang nhân dịp Hòa thượng ra Hà Nội chữa bệnh. Thủ tướng Khải ngỏ lời xin lỗi việc cán bộ địa phương sai trái, phân biệt đối xử với GHPGVNTN và hứa hẹn chấm dứt tình trạng ấy. Nên ngày 1.10.2003, Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang triệu tập Đại hội Bất thường GHPGVNTN tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, để công cử 40 Hòa thượng, Thượng tọa vào Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo). Tuy nhiên, sang ngày 9.10.2003, nhà cầm quyền Cộng sản mở cuộc bắt bớ toàn bộ hàng giáo phẩm lãnh đạo GHPGVNTN, 11 vị bị quản chế bằng Quyết định hoặc bằng khẩu lệnh, trong số này có Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ. Hoạt động Giáo hội bị tê liệt, nên GHPGVNTN trong nước đã chỉ thị cho chi bộ hải ngoại, là GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ - Văn phòng II Viện Hóa Đạo, khẩn cấp tổ chức Đại hội bất thường ở hải ngoại để khai triển những Phật sự đề ra qua Đại hội ở Tu viện Nguyên Thiều ngày 1.10.2003. Đại hội tổ chức ở thành phố Melbourne, Úc châu, ngày 13.10.2003. Như vậy, thì không hề có sự kiện một Giáo hội nào ở hải ngoại suy tôn và chỉ định các chức vụ giáo phẩm GHPGVNTN trong nước. Lời
tuyên bố của ông Ngô Yên Thi, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, hoàn
toàn dối láo, xuyên tạc, bất xứng với nhân cách của người đảm trách
việc tôn giáo. Mục tiêu thấy rõ qua sự dối gạt và vu cáo này chỉ cốt
che đậy một chính sách đàn áp tôn giáo nói chung và tiêu diệt GHPGVNTN
nói riêng. www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng: Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ: |