“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình” (Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
T
À I L I Ệ U
Trong thời gian qua, từ trong nước liên tiếp xuất hiện nhiều Lời Kêu Gọi được nhân dân truyền tay nhau rồi phổ biến rộng rãi trên mạng Internet toàn cầu. Bắt đầu bằng Lời Kêu Gọi ủng hộ phong trào đấu tranh đình công của công nhân trong cả nước ngày 21-3-2006, đến Lời Kêu Gọi tự do thành lập và sinh hoạt đảng phái chính trị ngày 06-4-2006 và Tuyên ngôn tự do dân chủ Việt Nam – 2006, ngày 08-4-2006. Dư luận nhân dân trong nước, hải ngoại
và quốc tế đặt nhiều câu hỏi tại sao chỉ trong thời gian ngắn có liên
tiếp 2 văn bản rất quan trọng này được các nhà tranh đấu dân chủ trong
nước công khai phổ biến như thế? Vậy điều đó nói lên vấn đề gì? Trong chuyến ra thăm Thủ đô Hà Nội
lần này, GS Trần Khuê và kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải có mời tôi cùng
đi thăm và gặp gỡ các vị: Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương,
cựu chiến binh lão thành Trần Đại Sơn, nhà văn Hoàng Tiến, TS. Nguyễn
Thanh Giang, Lê Tiến, TS. Phan Đình Diệu, nhà văn Hoàng Quốc Hải,
2 gia đình tù nhân chính trị vẫn còn trong ngục tối là chị Vũ Thúy
Hà vợ của BS. Phạm Hồng Sơn và chị Bùi Thị Kim Ngân vợ của nhà báo
Nguyễn Vũ Bình, … Trong thời gian lưu trú ở Hà Nội,
GS. Trần Khuê và KS. Phương Nam Đỗ Nam Hải đã nghỉ ở khách sạn của
Bộ Giáo dục và đào tạo là Nhà khách Bộ Giáo dục – 1 cơ sở của nhà
nước ở số 23 Lê Thánh Tông quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Từ vị trí trung
tâm thành phố này 2 vị khách Sài Gòn đặc biệt có thể liên hệ với tư
gia các ông: Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, gia đình
tướng Trần Độ, CCB Trần Đại Sơn, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn… rất thuận
lợi vì cùng quận Hoàn Kiếm và ở xung quanh khu vực trung tâm thành
phố Hà Nội. Các cuộc trao đổi qua điện thoại mà
cơ quan công an Việt nam cố tình để lỏng cho các nhà dân chủ nhằm
mục đích nghe lén, lấy thông tin giữa Cụ Hoàng Minh Chính và rất nhiều
người khác bàn luận việc soạn thảo bản Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006 đều
bị công an theo dõi chặt chẽ từng giây phút. Khách sạn nơi họ ở dày
đặc công an và mật vụ bao quanh suốt từ sáng sớm đến tối khuya. Các
tư gia của các nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội cũng dày đặc các lực
lượng an ninh và mật vụ chăm sóc rất kỹ càng mọi động tĩnh... chưa
từng bao giờ thấy, không khí vô cùng căng thẳng và ngột ngạt. Tưởng
chừng như nhà nước CS VN sắp ra tay trấn áp làn sóng đòi dân chủ có
quy mô lớn hơn chiến dịch đàn áp năm 2001-2003 vừa qua. Trong các cuộc trao đổi giữa các nhà dân chủ ở Hà Nội đã nảy ra sáng kiến là, Phong trào Dân chủ VN trong nước nhân dịp năm mới nên ra 1 Tuyên ngôn Dân chủ Nhân quyền – 2006. Sự kiện đó nó giống như sự ra đời của “Hiến chương 77” ở Tiệp Khắc do các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ trên đất nước Tiệp Khắc khi còn dưới ách đô hộ của chế độ Cộng Sản do Liên Xô hậu thuẫn. Và một trong những gương mặt sáng giá, trung tâm của cao trào phản kháng trên đất nước ở Trung Âu này, lúc đó là nhà biên kịch Vaclav Haven – người chiến sĩ dân chủ can đảm đã nếm trải hơn 5 năm trong lao tù của chế độ Cộng Sản Tiệp Khắc. Sau đó, cuộc “Cách mạng nhung” năm 1989-1990 trên đất nước Tiệp Khắc thành công, đã đưa ông từ ngục tối bước lên vũ đài chính trị trở thành Tổng thống đầu tiên thời hậu Cộng Sản của nước Tiệp Khắc dân chủ, đa nguyên có tự do thực sự sau hơn 45 năm rên xiết dưới gót dày của Hồng quân Liên Xô chiếm đóng và chế độ chuyên chế toàn trị Cộng Sản do Liên Xô dựng nên. Bài học lịch sử đó đã gợi mở cho các
nhà dân chủ ở Việt Nam suy nghĩ liên tưởng và học hỏi. Do đó, sau
khi bàn bạc thống nhất họ sẽ viết Tuyên ngôn Dân chủ - 2006 với mong
muốn gửi đến dư luận trong và ngoài nước Thông điệp quan trọng đánh
dấu một chuyển biến mạnh mẽ, to lớn của phong trào tranh đấu trong
nước sang giai đoạn quyết định và là bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử.
Do nhận định thấy tầm quan trọng của sự ra đời của bản Tuyên ngôn
nên công an VN ra sức cản phá, ngăn chặn quyết liệt giám sát theo
dõi mọi động thái của những nhà hoạt động dân chủ. Những người tích cực nhất vận động
ra Bản Tuyên ngôn Dân chủ Nhân quyền – 2006 này là các vị: Hoàng Minh
Chính và các nhà dân chủ có tên tuổi ở trong nước... Trước tình hình đó nhóm các nhà dân
chủ, các nhà hoạt động tôn giáo ở miền Trung đã ra Lời Kêu Gọi tự
do thành lập và sinh hoạt đảng phái chính trị ngày 06-4-2006, mà họ
đã ấp ủ và nung nấu ý tưởng này từ lâu. Và chỉ hai ngày sau nhóm các
nhà dân chủ ở Sài Gòn cũng đã kịp hoàn thành Bản Tuyên ngôn Dân chủ
Nhân quyền – 2006 mà dư luận rộng rãi trong và ngoài nước mong đợi.
Như vậy là, một chiến dịch “vĩ đại” được phối hợp nhịp nhàng suốt
từ trong Nam ra Bắc của công an VN nhằm ngăn chặn sự ra đời Bản Tuyên
ngôn Dân chủ Nhân quyền – 2006 của phong trào đấu tranh dân chủ trong
nước đã không thành công như mong muốn của ĐCS và nhà nước Việt Nam.
Đúng như nhận định của LM. Nguyễn Văn Lý đã viết : “Tất nhiên
việc bắt giữ KS. Đỗ Nam Hải chỉ làm cho bản Tuyên ngôn ấy chậm lại
vài hôm chứ không thể dập tắt được tiếng nói chung của các nhà đấu
tranh dân chủ quốc nội ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau trong
lập trường chung cũng như trong hành động và dù nhà cầm quyền CS VN
ngày càng lo sợ con đường dân chủ hóa Đất nước không sao cưỡng lại
được” (trích trong bài Vì sao KS. Đỗ Nam Hải liên tục bị khủng
bố, đàn áp, bị đánh đập – ngày 25-3-2006). 02 giờ Sáng ngày 10-4-2006 Chú thích: Điện thoại số 84.4.8 260 244 và mobile 0904 665 439 cùng internet mới kết nối tại nhà riêng của tôi đã bị công an và bưu điện Hà nội cắt vô cớ, sau khi tôi có thư góp ý với Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội X của ĐCSVN như Đảng đã ra sức kêu gọi toàn dân góp ý cho Đảng. www.TDNgonLuan.com
hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com
hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit"
để gởi đi. Trân trọng:
Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ: |