“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình”
(Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982).
(Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
T À I L I Ệ U
1- Sau khi Hội đồng Giáo xứ Phường Tây gởi tới phòng Giáo dục huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế bản Nhận định ngày 17-11-2006 về văn thư trả lời số 189/VP-GD của phòng Giáo dục (xin xem lại Bản tin đấu tranh cho TDTG tại Huế ngày 07-12-06), thì ngày 22-11-2006, Uỷ ban Nhân dân (UBND) huyện Phú Lộc đã gởi Văn thư số 764/UBND-NĐ đến Hội đồng Giáo xứ Phường Tây (xin xem nguyên văn bên dưới). Mười hôm sau, ngày 02-12-2006, Giáo xứ gởi văn thư khẳng định chủ quyền. Một lá thư vắn gọn nhưng đanh thép và cương quyết (xin xem hình scan bên dưới). Thế là một chiến dịch vu cáo xuyên tạc bắt đầu tung ra. Cả một lực lượng cán bộ cộng sản đông đảo (gồm thành viên chính quyền, mặt trận, công an) toả đi khắp vùng để tuyên truyền, rỉ tai, dò xét, dụ dỗ và hù doạ (hù doạ những lương dân còn có lương tri mà ủng hộ Giáo xứ), ngày đêm liên tục cho tới hôm nay. Bạo quyền CS xã tổ chức họp thôn, đội (đội sản xuất), hội (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội giáo chức....), đoàn (thanh niên cộng sản, thanh niên xung kích, thanh niên dân chính đảng...), để rêu rao rằng Giáo xứ Phường Tây cản trở việc sửa chữa trường Tiểu học Vinh Hưng 2 mà nhà nước đã quản lý 31 năm nay và để thu thập ý kiến nhân dân (dĩ nhiên theo hướng có lợi cho bạo quyền). Mọi thầy cô giáo thuộc các trường cấp 1, 2, 3 ở xã cũng bị tuyên truyền cách xuyên tạc để họ lại phổ biến những luận điệu đầu độc học sinh địa phương. Các hội phụ huynh học sinh cũng bị mời học tập kỹ càng để gọi là “làm kiến nghị”. Thậm chí CS còn đưa Văn thư vu khống xuyên tạc lên cả báo chí, truyền tranh truyền hình tỉnh Thừa Thiên-Huế (xem Nơi nhận của Văn thư). Bạo quyền CS gian trá muốn toàn dân tin rằng cơ sở Mai Khôi của Giáo xứ Phường Tây là của nhà nước vì nhà nước đã chiếm 31 năm nay, rằng việc Giáo xứ Phường Tây cản trở chuyện sửa chữa cơ sở đó là sai trái, phạm pháp, trái đạo lý, khiến học sinh không có nơi học tập !?! Quả là một cuộc tấn công tổng lực của bạo quyền, đang lúc nhân dân chỉ có hai bàn tay không!!! Tất cả nhằm chuẩn bị cho một cuộc đấu tố kiểu Cải cách ruộng đất như Hồ Chí Minh đã phát động ở miền Bắc 50 năm trước đây. Chỉ khác ở chỗ: xưa kia nhiều cá nhân bị đấu tố là địa chủ, nay một cộng đoàn Công giáo bị đấu tố là “chống lại lợi ích của nhân dân”. Hiện tượng tuyên truyền rộng khắp và sâu sát này cũng sẽ đưa đến việc người Công giáo phải đối đầu với những lương dân bị lường gạt và bức ép tới tháo gỡ hàng rào lưới thép do Giáo xứ dựng quanh cơ sở, như ở Giáo xứ Kế Sung huyện Phú Vang tháng 5-2004, giáo xứ Phù Lương huyện Hương Thuỷ tháng 5-2006. 2- Đối với giáo dân thì một chiến dịch khủng bố tinh thần bắt đầu tung ra, một màng lưới đe dọa sách nhiễu ụp xuống. Cán bộ xã-huyện-tỉnh rần rật đi “thăm” mọi nhà trong giáo xứ. Nhiều khuôn mặt lạ xuất hiện đêm ngày quanh các xóm đạo. Chị Ánh, một giáo dân có 4 con, hỏi ông Chức, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã đến thăm: Khi nào xã trả trường lại cho Giáo xứ học giáo lý? Ông cho biết không trả! Chị hỏi xã đủ còng số 8 để còng tất cả giáo dân từ 9 tuổi đến 90 tuổi không? Thế là hôm sau, ngày 06-12-2006, chị bị mời về xã “làm việc”. Một cán bộ lạ mặt kết án chị khiêu khích, chống đối. Anh Đoàn, một giáo dân khác, được một công an quen biết tới thăm dài dài. Tay này nói: “Chúng ta là bạn của nhau, đụng đầu nhau sao được! Khi có chuông báo động, anh có chạy về nhà thờ không?” – “Đương nhiên là chạy liền!”. Ngày 14-12-2006, ông Hồ Văn Khương chủ tịch Hội đồng Giáo xứ, ông Trần Văn Trang phó chủ tịch và ông Phạm Tấn Tuyến thủ quỹ bị mời về xã “làm việc” từ 14g30 đến 16g30. Hiện diện tại phòng làm việc có thầy hiệu trưởng, các thầy khác và nhiều đại diện phụ huynh học sinh. Ông chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Trần Đình Quang chủ toạ. Ông chủ tịch nhắc lại văn bản của UBND huyện, một số ý kiến từ các buổi họp thôn, đội, hội... từ các trường trong vùng, rồi yêu cầu đại diện Hội đồng GX phát biểu ý kiến. Ông Khương nói rõ mình đến theo giấy mời cá nhân nên chỉ phát biểu với tư cách công dân Công giáo bình thường. Ông khẳng định: Tôi chỉ biết trường Mai Khôi là của chúng tôi. Cựu chủ tịch UBND xã mượn dạy bình dân học vụ. Các Linh mục Quản xứ đã nhiều lần đòi lui. Hai năm qua trường bị bỏ hoang. Năm 2006 cha quản xứ mới yêu cầu trả lại để dạy giáo lý. Chưa giải quyết thoả đáng thì nhà nước cho người tháo dỡ mái trường, chúng tôi phải cản trở. Trong bản thoả thuận ngày 25-10-2006 có ghi: Phòng Giáo dục và Giáo xứ sẽ gặp nhau giải quyết ổn thoả với sự chấp thuận của cấp trên. Nay UBND huyện tự ra quyết định chiếm trường, thì chúng tôi quyết giữ trường! Có gì liên lạc với Cha quản xứ và Toà Giám mục. Bực tức, viên chủ tịch HĐND quát to: “Việc giải quyết thuộc địa phương chứ không chờ ở đâu giải quyết cả! Không ngồi chờ người bên Mỹ bên Tây giải quyết. Rừng nào cọp nấy! Hiểu chưa!?” Cũng trong thời gian này có linh mục Đỗ Y, người gốc Phường Tây, đang sống và làm mục vụ tại Pháp. Ngài đã về thăm quê hương thường xuyên và được tự do làm lễ. Trong chuyến lưu trú lần này, Ngài bị gọi về xã, xã đòi phải xin phép Trung ương mới được dâng lễ ở nhà thờ giáo xứ quê ngài. Cha Y khẳng khái từ chối xin xỏ! Ngoài ra, nhiều giáo dân khác bị hăm doạ sẽ không được làm giấy tờ, con cái sẽ bị đuổi học, việc làm ăn sẽ gặp khó khăn!!! Phong toả kinh tế, bạo lực hành chánh là đòn thù hèn hạ đầu tiên của Cộng sản để bắt người dân khuất phục. 3- Chúa Nhật mùa Vọng 17-12-2006, cha Quản xứ và Hội đồng Giáo xứ quyết định ngưng chương trình mừng lễ Giáng sinh 2006 (vốn đã dự định giăng đèn sáng, dựng máng cỏ trong khuôn viên nhà thờ, tổ chức giao lưu tiệc mừng với bạn bè lương dân thôn xóm theo thông lệ). Thay vào đó, Giáo xứ chỉ cử hành canh thức và thánh lễ Giáng sinh trong nhà thờ. Bên ngoài thánh đường là một màu tang. Để tang cho sự thật bị chà đạp, công lý bị xoá sổ, tự do tôn giáo bị xâm phạm, tình đoàn kết lương giáo bị phá huỷ, lương tâm người dân nhất là tuổi học trò bị đầu độc. Giáo xứ gia tăng hy sinh và âm thầm cầu nguyện Chúa Cứu Thế giáng sinh cho Đất nước được hưởng an bình tự do, cũng như sẵn sàng liều chết để bảo vệ công bằng lẽ phải trước bọn cướp ngày càng lúc càng lộng hành trên quê hương đất Việt. Các giáo xứ bạn cũng sẵn sàng tới hỗ trợ. Giáo dân nói với nhau: “Mình có chết thì cũng là chết tử đạo, về với Chúa. Lo gì!” Người dân Cố Đô nhớ lại thời các nhà thờ tại thành phố Huế để tang đêm Giáng sinh 1979 (nghĩa là không treo đèn kết hoa bên ngoài) vì Tiểu chủng viện Hoan Thiện Huế bị bạo quyền CS dùng vũ lực cưỡng chiếm, sau đó giam tù cha Giám đốc Phêrô Nguyễn Hữu Giải gần 6 năm. 4-
Nhận định - Cha Đỗ Y đã nhất định không xin phép một cách vô lý (kiểu trả thù đê hèn của CS). Ngài đã chấp nhận không làm lễ vì muốn hiệp thông với nỗi khổ của quê hương và vì chẳng muốn thoả hiệp với những kẻ chuyên đời dùng bạo lực hành chánh và bạo lực vũ khí. - Giáo xứ và Cha xứ Trương Văn Quy cương quyết đấu tranh cho sự thật và công lý bằng văn thư 02-12-06, bằng quyết định để tang dịp lễ Giáng sinh 2006, và bằng thái độ sẵn sàng liều chết vì bênh vực lẽ phải. Phải chăng người ta sắp chứng kiến một vụ Quỳnh Lưu thứ hai ??? - Giáo dân cho biết: nhiều cán bộ nói với nhau: trường đó nhỏ bé điêu tàn, trả cũng được, nhưng rồi người ta sẽ đòi mọi chỗ khác! Rõ ràng CS sợ phản ứng dây chuyền, vì đã ăn cướp hàng vạn vạn cơ sở của các tôn giáo từ Nam chí Bắc. Dưới
đây là hai văn bản. Văn bản của CS có thêm lời bình phản kháng của
chúng tôi. Nhóm Phóng viên tường trình từ Huế * Tài liệu 1 *
Kính
gửi: Hội đồng Giáo xứ Phường Tây, xã Vinh Hưng Qua nghiên cứu đơn, các hồ sơ liên quan về cơ sở trường học và các văn bản quy phạm pháp luật mà Nhà nước đã ban hành, UBND huyện có ý kiến như sau: Thực hiện chính sách cải tạo XHCN của Nhà nước đối với ruộng đất sau năm 1975, điểm trường tiểu học Vinh Hưng 2 được cơ quan nhà nước quản lý, giao cho ngành giáo dục sử dụng để làm trường học cho con em địa phương và đã sử dụng liên tục từ năm 1975 đến nay (31 năm) để phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường. (Phản bác: trường Mai Khôi không thuộc diện thu hồi “cải tạo” của CS. Qua Chủ tịch tiếp quản xã Vinh Hưng là ông Nguyễn Phiên và thầy Hiệu trưởng Lê Tự Ngọc, Nhà nước đã đến “xin mượn tạm hai phòng học để giải quyết số học sinh thiếu lớp đầu niên khóa khi đất nước mới giải phóng” nhưng rồi cướp luôn, không trả). Trong quá trình sử dụng, ngành giáo dục đã đầu tư kinh phí để sửa chữa và cải tạo 4 phòng học trên hai lần vào các năm 1984, 1992 và được các Linh mục tiền nhiệm đồng tình. Đến nay các phòng học đã xuống cấp và bị hư hại do ảnh hưởng của cơn bão số 6 và UBND huyện đã quyết định cho phép ngành giáo dục được tiếp tục cải tạo, nâng cấp trường học, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho 458 học sinh và giáo viên của trường trong quá trình dạy và học. (Phản bác: Đã gọi là “cải tạo” thành sở hữu của nhà nước, sao mỗi lần sửa lại phải có sự đồng tình của các Linh mục? Với lại càng sửa càng làm cho trường hư hại thêm. Hai năm gần đây, trường bị phế bỏ sau khi một trường mới được xây cách đó 200m. Cơn bão số 6 không hề tác hại gì thêm đến trường!) Xét về góc độ pháp lý, tại Điều 5, Khoản 1, Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Phản bác: Đây là một nguyên tắc phi lý, nguỵ biện và bất công, đẻ ra từ đầu óc độc tài CS muốn thâu tóm vào tay mọi quyền lực và mọi tài nguyên đất nước. Nguyên tắc này mở đường cho hàng triệu vụ cướp đất đai của nhân dân và tôn giáo để chủ yếu biến thành tài sản của đảng viên cán bộ. Nguyên tắc đó ngược với Điều 17 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948: “1. Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác. 2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán”. Nó cũng mâu thuẫn với Bộ luật dân sự 2005, phần II: Tài sản và quyền sở hữu, các điều 163-279) và Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai bằng việc ban hành các văn bản pháp luật để quản lý và điều chỉnh các quan hệ về đất đai; tại Điều 10, Khoản 2, Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước...” (Phản bác: Không hề có vụ giao trường Mai Khôi cho nhà nước, dù bằng miệng dù bằng văn bản) ; tại Điều 51, Khoản 2, Điểm a, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 về thi hành Luật Đất đai năm 2003, thì “diện tích đất đã được Nhà nước giao mà nay đang sử dụng đúng mục đích thì được tiếp tục sử dụng và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”; Điều 247, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu, tại Khoản 1 nêu rõ: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu...”. (Phản bác: Trường Mai Khôi là tài sản có chủ quyền, của Giáo hội Công giáo ở Phường Tây. Hơn 31 năm qua, nhiều lần sở hữu chủ hợp pháp đã liên tục đòi lại cách công khai, nhưng người mượn quyết tình không trả). Nhà trường là mảnh đất ươm trồng và phát triển tài năng cho đất nước; ở đó, các em học sinh không phân biệt dân tộc, tôn giáo... được thực hiện quyền học tập của mình. “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu” (Điều 5, Khoản 1, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004); tại Điều 29, Khoản 2 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có quy định: “...không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em”. (Việc lấy lại trường Mai Khôi nhắm mục đích dạy giáo lý và sinh hoạt giáo xứ, đó cũng là vì ích lợi của trẻ em. Nói như văn bản của UBND tức là cho rằng việc dạy giáo lý nói riêng và tôn giáo nói chung là tai hại). Hành vi ngăn chận việc sửa chữa trường Tiểu học Vinh Hưng 2 của một số giáo dân ở Giáo xứ Phường Tây cũng chính là hành vi cản trở việc học tập của trẻ em, vi phạm Điều 7, Khoản 8 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Một số giáo dân trên cũng là công dân Việt Nam “được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân” (Điều 2, Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo). (Phản bác: Hành vi ngăn chận việc cướp bóc và phá hoại trường Mai Khôi là phản ứng chung của Giáo hội Công giáo tại Huế, từ Đức Giám mục xuống đến các linh mục và toàn thể giáo dân trên địa bàn huyện. Ngăn chận hành vi bất hợp pháp đó là quyền lợi và nghĩa vụ công dân). Xét ở khía cạnh đạo lý, quan niệm sống tốt đời, đẹp đạo, kính Chúa, yêu người luôn là quan niệm sống cao đẹp của giáo dân-công dân Việt Nam. Dù đạo hay đời, dù giảng đường hay thánh đường, đều là nơi truyền giảng cho các em hiểu biết về kiến thức, đạo lý sống làm người, nuôi dưỡng các em trở thành người có ích cho gia đình, xã hội; tuy nhiên, xét về toàn diện, giáo dục theo chương trình, hệ thống giáo dục quốc dân với tính chất là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại là nền giáo dục bắt buộc, toàn diện nhất. 31 năm qua, từ cái nôi của Trường Tiểu học Vinh Hưng 2, hàng ngàn học sinh (trong đó có đại bộ phận là con em giáo dân) đã trưởng thành, toả đi khắp đất nước, mang kiến thức thu nhận từ nhà trường để xây dựng kinh tế cho gia đình, bản thân và góp phần xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. (Phản bác: Không thể dạy đạo lý sống làm người cho trẻ em trong một cơ sở tôn giáo bị cướp đoạt bằng nuốt lời và rồi đây có thể bằng bạo lực đổ máu. “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” là một nguyên tắc hết sức vô luân và sai lạc mà chế độ CS đã áp dụng từ khi nó xuất hiện trên mặt đất). Như vậy, xét về mặt pháp lý, đạo lý và thực tiễn, việc xin lại cơ sở Mai Khôi (nay là Trường Tiểu học Vinh Hưng 2) để làm nơi hội họp và giáo lý của Giáo xứ Phường Tây như đơn trình là không thể chấp nhận được. Vậy, UBND huyện Phú Lộc xin trả lời cho HĐGX Phường Tây được rõ. (Phản bác: Văn bản trả lời của UBND huyện Phú Lộc chứa đựng những điều gian trá, ngụy biện, phi lý, vô luật, còn mang giọng điệu hăm doạ, là không thể chấp nhận được!!!). Trân
trọng kính chào !
*
Tài liệu 2 *
....................................................................................................................................... |