Mọi người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự lựa chọn của mình (Điều 19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice.)

T À I   L I Ệ U

Một thực tế phũ phàng: Các thiếu niên Hoa Kỳ nếm mùi
bách hại tôn giáo tại Việt Nam

The Ultimate Reality: American Teens Experience Persecution
in Vietnam
      Janet Chismar- Khánh Ðăng lược dịch

Ðó không phải là một mùa nghỉ hè bình thường. Hồi năm ngoái (2006), tám (8) em thiếu niên – trong đó gồm 6 em người Mỹ và 2 em người Úc - đến Việt Nam để chứng kiến tận mắt sự bách hại những tín đồ Tin Lành tại đất nước thuộc Châu Á này. Chuyến du hành của các em - Một thực tế được dấu kín: Việt Nam – đã được thâu vào phim ảnh và bây giờ đang có sẵn trên đĩa DVD của tổ chức Tiếng Nói Tử Ðạo (VOM, The Voice of the Martyrs), là một giáo đoàn hết lòng giúp đỡ những tín đồ Tin Lành bị bách hại tại các quốc gia như Việt Nam.

Phát ngôn viên Todd Nettleton của nhóm VOM cho biết, “Chúng tôi đã xem nhiều chương trình truyền hình thực tế trong vòng 5 năm qua. Vâng, đây là một thực tế rõ ràng nhất” - một thực tế về sự sống còn của các tín đồ Tin Lành tại Việt Nam. Ðó là một thực tế của các tín đồ Tin Lành phải trả một cái giá để được sống trọn vẹn cho niềm tin mãnh liệt của họ và để phụng vụ Thượng Ðế.

Cái sáng kiến để làm một đĩa ÐVD đã được đưa ra khi các thành viên của VOM phải băn khoăn với vấn đề là làm sao để trình bày cho khán gỉa Hoa Kỳ hiểu về sự bách hại tôn giáo. Ông Todd Nettleton nói rằng: “Nhiều người Mỹ nghĩ rằng sự bách hại tôn giáo chỉ tồn tại trong sách Thánh kinh, rồi sau đó ngưng lại. Nhưng sự bách hại này vẫn luôn luôn tiếp diễn. Và cái đĩa DVD này được dùng như một cách để trực diện Gíao hội Hoa Kỳ với thực tế xảy ra hàng ngày đối với những anh chị em tín hữu của chúng ta trong các quốc gia bị ngăn cấm.”

Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đã đặt Việt Nam vào bản phúc trình của họ trong tháng 7, năm 2007 như một “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” về tự do tôn giáo. Theo nhóm Những giọt nước mắt của kẻ bị đàn áp (Tears of the Oppressed), là một tổ chức Tin Lành cho nhân quyền của Úc Châu, thì mặc dù Việt Nam có một sự bảo đảm của hiến pháp về tự do tôn giáo, nhưng nhà nước Việt Nam lại có một đống những chỉ thị và luật lệ sẵn sàng để kiểm soát các sinh hoạt và bắt bớ các lãnh đạo tôn giáo. Thiên Chuá giáo không thích hợp với lý thuyết Mác xít cộng sản của nhà nước Việt Nam, vốn không nhìn nhận sự tồn tại của Thượng Ðế, do đó nhà cầm quyền CSVN đã làm mọi cách để đè bẹp và ngăn cản các sinh hoạt của tín đồ Tin Lành.

Ông Nettleton giải thích, “Nhà nước Việt Nam muốn người dân phải là người cộng sản trước và là tín đồ Tin Lành sau. Nhưng những người mà chúng tôi thu hình lại nói rằng họ là tín hữu Tin Lành trước và những cái khác thì theo sau điều đó” . Một vài buổi cầu nguyện của tín đồ Tin Lành được nhà nước cho phép, nhưng đều bị theo dõi và quan sát chặt chẽ. Các nhóm Tin Lành này là mục tiêu để công an xông vào lục soát các buổi cầu nguyện của họ hay bắt bớ các tín đồ và giam giữ họ. Trong vài trường hợp, họ còn bị đánh đập hành hạ.

Một điều đã xảy ra ngay trước khi nhóm VOM đến Việt Nam là có một nhà nguyện tư gia đã bị phá xập bởi nhà nước. “Nhiều người với gậy gộc đã xông vào và có vài tín đồ Tin Lành đã bị hành hung rất tàn bạo. Ðó là thực tế của các tín hữu Tin Lành tại Việt Nam – đó là cái mà chúng tôi muốn thu vào đĩa DVD – một em thiếu niên Tin Lành người Mỹ sẽ cảm thấy như thế nào khi đến và nhìn tận mắt một loại thực tế như vậy”.

Em Bethany là một thiếu niên đã thực hiện chuyến đi đó, thú nhận rằng em đã bị giao động bởi cái thực tế em đã trải qua. Bethany nói “Khi tôi đến Việt Nam, tất cả mọi sự bị giao động mạnh. Có một hôm, tôi nói chuyện với một cô bé mà chúng tôi tạm gọi là Esther. Ðây là lúc quan trọng nhất của tôi tại Việt Nam. Cha của cô bé là tín hữu Tin Lành đầu tiên trong làng của họ. Khi ông ấy bắt đầu buổi cầu nguyện trong nhà, thì công an đòi ông ta phải đến gặp họ”.

Cúi mặt nhìn xuống nền nhà, cô bé người Việt Nam nói với em Bethany, “Tôi không bao giờ gặp lại hay nghe thấy tin tức gì về cha tôi đã 3 năm rồi”

Bethany nói “Bất thình lình, sự việc đó đã gây xúc động cho tôi và tôi bắt đầu khóc. Tôi nghĩ ‘cô bé này mới 16 tuổi và sống không có người cha, vì ông đang bị đau khổ trong tù’. Tôi nói chuyện với bố tôi bốn năm lần một ngày. Bố tôi luôn nói với tôi rằng: ‘Bố đang cầu nguyện cho con. Bố thương con.’. Và tôi không biết tôi sẽ sống ra sao nếu tôi không có bố tôi”.

Em Bethany hỏi cô bé Esther, “Bạn làm thế nào để chịu đựng được? Làm thế nào mà bạn không giận dữ Thượng Ðế? Làm thế nào bạn có thể là một chỗ dựa cho gia đình?” . Cô bé đã trả lời, “Thượng Ðế đã đến và điền vào khoảng trống trong đời tôi khi cha tôi bị bỏ tù. Thượng Ðế là Người Cha trên trời của tôi – là người cha duy nhất mà tôi cần.”

Trong thời gian thăm viếng, các em thiếu niên cũng phỏng vấn một nhà truyền giáo mà ngôi nhà nguyện tại gia của ông đã bị công an phá đi phá lại, và ông đã buộc phải thoát chạy khỏi một trại sinh hoạt của các tín hữu Tin Lành trẻ khi công an bất thình lình đến. Không có ai bị hề hấn gì, nhưng cái kinh nghiệm đó đã đem về nhà cho mọi người thấy một cách rõ ràng cái nguy hiểm khi bỏ thân mình để theo đấng Ki tô tại Việt Nam.

Tổ chức VOM đã cẩn thận xem xét về vấn đề an toàn trước khi chuyến đi này khởi hành và tuyển chọn các học sinh. Ông Nettleton giải thích rằng “Có vẻ là rất khó có thể mà các học sinh sẽ bị bắt hay giam giữ trong bất cứ khoảng thời gian nào, mặc dù có một điều có thể xảy ra là các em bị đưa vào sổ bìa đen và đẩy lên máy bay bắt rời khỏi Việt Nam. Nhưng chúng tôi cảm thấy là sự rủi ro ở Việt Nam thì có lẽ ít hơn là ở các nước khác”.

Ông Nettleton còn cho biết, trong chuyến đi, mỗi em đã phải trăn trở với chính niềm tin của riêng mình và đi theo đấng Ki tô có nghĩa là gì. Cuốn phim chiếu cảnh một em gái nói rằng, “Tôi không biết là tôi có sẽ tiếp tục đi nhà thờ và tin vào Thiên Chúa hay không, nếu người ta chĩa súng vào mặt tôi và đe dọa đòi giết.” Ở nhiều lúc khác nhau, tất cả các em học sinh phải trả lời câu hỏi: “Tôi sẽ làm gì?”

Ðây thật sự là một câu hỏi quan trọng cho tất cả các tín hữu để tự hỏi mình, ông Nettleton nói, nhưng đặc biệt là đối với các thiếu niên này, là những người đang ở ngưỡng cửa của cuộc đời và bắt đầu đi theo Thiên Chúa. “Ðó là một câu hỏi mạnh mẽ và quan trọng , và câu trả lời có thể thay đổi cả cuộc đời”

Ông Nettleton nói là ông nghĩ mỗi tín hữu nên băn khoăn với những câu hỏi như vậy: “Tôi sẽ làm gì nếu người ta dẹp bỏ giáo hội của tôi? Tôi sẽ làm gì nếu ai đó chĩa súng vào mặt tôi?” Ðây là những câu hỏi mà chương trình Một thực tế được dấu kín: Việt Nam đưa ra – gần gũi và riêng tư - “Chương trình này buộc quý vị phải suy nghĩ về những câu trả lời nào thì thích hợp cho qúy vị”, ông Nettleton nói thêm. “Ðiều đó chỉ có thể làm vững mạnh thêm đức tin, không những cho các thiếu niên Hoa Kỳ, nhưng cho cả những người lớn”.
...................................................................................................................................

The Ultimate Reality: American Teens Experience Persecution
in Vietnam

Janet Chismar

It wasn't your typical summer vacation. Last year, eight teens—six Americans and two Australians—travelled to Vietnam to witness firsthand the persecution of Christians in the Asian nation. Their adventure—Underground Reality: Vietnam—was captured on film and is available now on DVD from The Voice of the Martyrs, a ministry dedicated to helping persecuted Christians in nations like Vietnam.

“We've seen a lot of reality TV over the last five years or so,” says Todd Nettleton, spokesperson for The Voice of the Martyrs (VOM). “Well, this is the ultimate reality -- the reality of life and death for Christians in Vietnam. It's the reality of Christians paying the price to live out their convictions and serve God.”

The idea for a DVD was generated as VOM staff wrestled with how to present the reality of persecution to an American audience. "Many Americans think persecution existed in the book of Acts, then it stopped." Nettleton says. "But it is still going on all the time. This DVD serves as a way of confronting the American church with the daily reality of our brothers and sisters in restricted nations."

The United States Commission on International Religious Freedom (USCIRF) listed Vietnam in its May 2007 report as a “Country of Particular Concern” regarding religious freedom. According to Tears of the Oppressed, an Australian Christian human rights organization, although Vietnam has a constitutional guarantee of religious freedom, the State has a range of decrees and laws in place to control religious activities and detain religious leaders. Christianity is incompatible with the Marxist/Communist political ideology of Vietnam, which denies the existence of God, and so Vietnamese authorities go to great lengths to suppress and hinder Christian activities.

"The Vietnamese government wants people to be Communists first and Christians second," Nettleton explains. "But the people we filmed say they are Christians first and everything else comes after that." The government allows some Christian meetings but they are closely monitored and watched. These groups are subject to having the police raid their services or having people arrested and locked up. In some cases, they are even attacked physically.

One of the things that happened right before the VOM group travelled to Vietnam is that a house church was torn down by the government. "The people came in swinging clubs and some of the Christians were roughed up pretty badly," says Nettleton. "That’s the reality for Christians in Vietnam – that’s what we wanted to capture on the DVD -- what it is like for an American Christian teenager to come face to face with that type of reality."

Bethany, one of the teens who made the trip, admits she was shaken by the reality she experienced. "When I went to Vietnam, everything got shaken up,” says Bethany. “One day I interviewed a girl we called Esther. This was my greatest moment in Vietnam. Her dad was the first Christian in their village. When he started having services in their house, the police asked him to come to meet them."

Looking at the floor, the Vietnamese girl told Bethany, "I never saw him again or heard about him for three years."

All of a sudden, says Bethany, "it hit me and I began crying too. I thought, 'She is 16 and living without her dad who is suffering in prison.' I talk to my own dad four or five times a day. He always says to me, 'I am praying for you. I love you.' I do not know how I could go on without him."
.
Bethany asked Esther, "How do you do it? How are you not angry at God? How can you be the backbone in your family?’’ The girl answered, "God has moved and filled the void in my life when my father was imprisoned. God is my heavenly Father—the only Father that I need."

During their visit, the teens also interviewed a pastor whose house church has been repeatedly torn down by the police and were even forced to flee from a Christian youth camp when police suddenly arrived. No one was hurt, but the experience brought home vividly the danger of standing for Christ in Vietnam.

VOM carefully considered the safety issue before the project started and students were selected. "Because of the amount of trade going on between the United States and Vietnam," Nettleton explains, "it seemed very unlikely that the students would be arrested or held for any amount of time, although there was the potential they could be blacklisted and put on a plane out of the country. But we felt the risk was less in Vietnam than it might have been in other countries."

During the trip, says Nettleton, each of the teens had to wrestle with his or her own faith and what it means to follow Christ. The film shows one of the girls saying, “I don’t know if I would keep going to church and keep following Christ if people were sticking a gun in my face and threatening to kill me." At different times during the trip, all of the students had to answer the question: "What would I do?”

That’s really a crucial question for all Christians to ask, Nettleton says, but particularly for these young people, who are at the beginning of their lives and at the beginning of walking with Christ. "It's a powerful and important question and the answer to it can be life changing."

Nettleton says he thinks every Christian should wrestle with such questions: "What would I do if they closed down my church? What would I do if someone put a gun in my face?" These are questions that Underground Reality: Vietnam presents – up close and personal. "It forces you to think about what the answers are for you," he adds. "That can only strengthen the faith, not only of American teenagers, but of American adults."
.........................................................................................................................................

To order your DVD copy of Underground Reality: Vietnam, visit
http://www.ur-video.com/main_page.html

Find this article at: http://www.crosswalk.com/news/religiontoday/11552243/

Chân    thành    cảm    tạ    qúy    vị    ghé    thăm    trang    nhà    website    Tự    Do    Thông    Tin    Ngôn    Luận    cho    toàn    dân    Việt Nam

Copyright © 2006 www.tdngonluan.com/Email: tdngonluan@yahoo.com/Webmaster: legraphic@yahoo.com - All rights reserved.