Mọi người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự lựa chọn của mình (Điều 19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice.)

D I Ễ N   Đ À N

Cho Việt Nam vào WTO
Giữ  Việt Cộng trong Danh Sách CPC

Lý Đại Nguyên (18.05.2006)

Sau nhiều đợt đàm phán căng thẳng giữa Mỹ và Việt Cộng về việc Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế - WTO - cuối cùng, đêm Thứ Bảy, rạng sáng Chủ Nhật 14-05-2006, tại Washington, hai bên đã hoàn tất về nguyên tắc, và một thỏa thuận song phương sẽ được ký vào tháng 6 tại Hà Nội. Khi tân đại diện Thương Mại Hoa Kỳ, Susan Schwab tới Việt Nam tham dự hội nghị bộ trưởng Thương Mại APEC. Phía Hà Nội đã đồng ý nhượng bộ về chiến lược thúc đẩy dệt may, mà Hoa Kỳ cho là "bao cấp doanh nghiệp" do Quyết Nghị 55 của Việt Nam về việc huy động 4 tỷ USD vốn, nhằm tăng tốc ngành dệt may. Việt Nam cam kết sẽ lập tức hủy bỏ ngay lập tức, khi được chính thức vào WTO. Về phía Mỹ, đồng ý sẽ đối xử với Việt Nam như một nước có nền kinh tế thị trường sau 12 năm, kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO. Tức là trong hiện tại Việt Nam vẫn chỉ là một nền kinh tế phi thị trường, mọi vi phạm về thương mại giữa Mỹ, Việt, vẫn do các tòa án 2 nước phán xử, chứ không do WTO quyết định. Chỉ khác một chút là nếu bị đối xử quá đáng thì có thể yêu cầu WTO can thiệp.

Thực ra, thì ngành dệt may của Việt Nam hiện nay đối với thị trường Mỹ là một ngành mũi nhọn của Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Cộng, nên buộc phái đoàn đàm phán Mỹ, phải đưa lên bảng "phong thần", bắt Việt Cộng cam kết thực hiện ngay, để làm đẹp lòng doanh nhân và Quốc Hội Mỹ. Còn tình trạng "bao cấp doanh nghiệp" thì chừng nào Việt Nam hết lấy công ty quốc doanh làm chủ đạo, nhà nước hết bị đảng buộc phải tuồn vốn cho các công ty quốc doanh, để làm kinh tài cho lãnh đạo đảng, rồi nuốt luôn cả vốn lẫn lời, thì mới hết tình trạng "bao cấp doanh nghiệp". Lúc đó Việt Nam mới trở thành nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Mỹ cho Việt cộng thời hạn 12 năm để xóa bỏ nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ăn cướp, phi thị trường là quá nương tay với Việt Cộng, mà tàn nhẫn đối với Việt Nam rồi. Thế mà giới kinh tế Hà Nội khoe nhắng lên là Trung Cộng đã bị Mỹ cho hạn là 15 năm. Đúng ra, khi Mỹ đưa ra thời hạn để ấn định cho Việt Nam phải trở thành nền kinh tế thị trường tự do, là một chiếc roi thường xuyên quất lên lưng con lừa Xã Hội Chủ Nghĩa không hơn khơng kém. Chừng nào kinh tế Việt Nam thoát khỏi thân phận "Con Lừa Chủ Nghĩa" thì đương nhiên sẽ là nền Kinh Tế Thị Trường, đâu phải chờ tới 12 năm bị ăn đòn vọt.

Dù 2 bên Mỹ có ký thỏa ước cho Việt Nam được vào WTO, thì trở ngại cuối cùng vẫn nằm về phía Quốc Hội Mỹ. Liệu họ có cho Việt Nam đươc hưởng quy chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn hay không.? Nếu Hạ Viện Mỹ vẫn duy trì quyết định lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền với số phiếu trên dưới 400 như từ trước, thì Việt Nam năm nay khó có thể lọt vào WTO nổi. Mà thực tế thì Việt Nam vẫn chưa công nhận các Giáo Hội Dân Lập; chưa thả hết tù lương tâm; chưa có Tự Do Ngôn Luận; Chính Quyền vẫn do đảng tiền chế; Quân Đội bị tái lập chế độ chính trị viên đảng ủy; nhà nước vẫn bất lực trước hành vi tham nhũng. Công An vẫn tự tung, tự tác bức hiếp dân lành, qua sự tùy tiện diễn dịch luật pháp và được sự đồng lõa bao che của phát ngôn viên ngoại giao, cho là công an bắt ai cũng đều là phạm pháp, kể cả những người đòi Tự Do Tôn Giáo hay Dân Chủ Nhân Quyền. Bởi thế, vì tôn nghiêm của Bộ Ngoại Giao Mỹ, với Nữ Ngoại Trưởng Condoleezza Rice, một chuyên gia thượng thặng về người cộng sản, thì khi nào Việt cộng chưa thực sự tôn trọng nhân quyền, Việt Nam vẫn còn bị đặt trong danh sách các nước "cần quan tâm đặc biệt" về tự do tơn giáo.

Như vậy liệu có trở ngại gì trong việc Quốc Hội Mỹ cho Việt Nam hưởng quy chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn hay không? Thực ra nếu xét về mặt chiến lược thì Mỹ ở vào thế chẳng đặng đừng, buộc phải cho Việt Nam vào WTO càng sớm càng tốt. Không phải chỉ là lợi lộc kinh tế, vì lợi lộc đối với Mỹ tại Việt Nam chẳng có là bao, nhưng nhìn chung toàn vùng Đông Á Thái Bình Dương, thì Mỹ không thể để Việt Nam hoàn toàn lọt vào tay Trung Cộng, như trường hợp của Miến Điện. Mỹ không thể để ảnh hưởng Trung Cộng củng cố thêm sâu tại Việt Nam, nên phải đưa Việt Nam sớm hội nhập vào sinh hoạt kinh tế toàn cầu. Dùng kinh tế Mỹ đẩy lui kinh tế Tầu. Từng bước đưa Việt Nam vào thế Dân Chủ Hóa chế độ, để hoàn thiện nền Kinh Tế Thị Trường, đủ sức đối tác với Trung Cộng và tạo niềm tin cho toàn vùng trong việc "Ngăn Bành Trướng". Chính vì vậy, mà Chính Quyền, Chính Giới, Doanh Nhân Mỹ sẽ phải mắt nhắm mắt mở để Việt Nam vào WTO nội trong năm nay. Nhưng Hạ Viện Mỹ chắc cũng chỉ cần quá bán tương đối để chấp nhận điều bất như ý đó. Riêng Bộ Ngoại Giao không nên vì vậy mà rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách "các nước cần quan tâm đặc biệt".

Đối với "Chủ Nghĩa Con Lừa" tại Việt Nam thì một chiếc roi "kinh tế phi thị trường" chưa đủ làm chúng đi mau, mà phải có thêm sức đẩy của "cần quan tâm đặc biệt" nữa, khiến cho dân Việt Nam tin tưởng rằng Hoa Kỳ không còn theo đuổi chính sách dùng bọn Cộng Sản tay sai để thống trị Việt Nam, mà Hoa Kỳ giữ đúng lời long trọng cam kết với Nhân Loại là Dân Chủ Hóa Toàn Cầu của Tổng Thống George W. Bush trong thông điệp nhận chức nhiệm kỳ II, ngày 20-01-2005 rằng: "Chúng ta sẽ kiên trì làm sáng tỏ sự lựa chọn trước mỗi nhà cầm quyền và mỗi quốc gia: Sự lựa chọn có tính cách đạo đức giữa áp bức là một việc làm luôn luôn sai trái, và tự do là lẽ phải muôn đời. Mỹ Quốc sẽ không cho rằng, những người bất đồng chính kiến bị cầm tù lại ưa thích cùm xích hơn tự do, hoặc nghĩ rằng các phụ nữ lại đón chào sự nhục nhã và chấp nhận tình trạng nô lệ, hoặc cho rằng con người nào đó lại khao khát sự thương xót của những kẻ hà hiếp mình". Dịp này ông đã tuyên hứa với những người đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ rằng: "Tất cả những ai đang sống dưới chế độ độc tài bạo ngược và trong sự tuyệt vọng có thể biết là, Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước tình trạng bị áp bức của các bạn, hoặc tha thứ cho những kẻ áp bức. Khi các bạn đứng lên vì tự do của mình, chúng tôi sẽ đứng về phía các bạn!" . Toàn dân Việt Nam sẽ rất hân hoan đón mừng Tổng Thống Bush, đến thăm Việt Nam vào tháng 11 này, với ý nghĩa của những lời tuyên hứa của một người bạn chân thành ghi ở trên.

Lý Đại Nguyên (18.05.2006)

www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:
- Tony Lee (Friday, May 19, 2006 at 20:52:46)
Gia nhập WTO là một chặng đường phải đi của một quốc gia như Việt Nam với hơn 83 triệu dân mà hơn
một nửa là tuổi trẻ. Nguồn nhân lực rất cao cần công ăn việc làm. Nhưng mục đích tối hậu của chúng ta nhắm tới là Xã Hội Công Bằng, Đạo Đức, Tự Do, Dân chủ. Chúng ta không để cho nhà nước cộng sản tham nhũng, không để cho bọn Tư Bản Đỏ cấu kết với Tư Bản Xanh bóc lột nông dân, nhân công Việt Nam khi gia nhập WTO. Thành phần Nông dân, Công dân là thành phần sản xuất chính yếu bằng mồ hôi nước mắt phải được hưởng một chế độ lương bổng công bằng, phải được đối xử tử tế như các nhân công khác trên thế giới. công nhân, nông dân có quyền lâp nghiệp đòan để bảo vệ lẫn nhau như tại các nước tiến bộ văn minh trên thế giới. Việc giữ Việt cộng trong danh sách CPC là việc của quốc hội và nhân dân Mỹ. Việc vào WTO không có nghĩa là một thắng lợi, một niềm vui của người Việt Nam nếu nạn tham nhũng bất công trong xã hội vẫn tiếp tục lộng hành. Bổn phận của người dân Việt Nam là phải ý thức được đâu là mục đích chính mà chúng ta cần phải đạt được để tranh đấu. Chúng ta không thể hòan tòan tin tưởng ở nước ngòai và cũng không thể tin gì được ở một cơ chế nhà nước 'vô trách nhiệm' trước tham nhũng và bất công. Chúng ta phải đòan kết cùng nhau tranh đấu cho Tự Do, Công Bằng, Dân Chủ. Đó là Trách nhiệm và mục tiêu tối hậu của người dân Việt.

Trở về trang chính

Chân    thành    cảm    tạ    qúy    vị    ghé    thăm    trang    nhà    website    Tự    Do    Thông    Tin    Ngôn    Luận    cho    toàn    dân    Việt Nam

Copyright © 2006 www.tdngonluan.com / Email: tdngonluan@yahoo.com  -  All rights reserved.