Tôn
giáo trong công cuộc đấu tranh
cho dân chủ của VN
Phát biểu
của Lm Phêrô Phan Văn Lợi
trên phòng Paltalk: “Dau Tranh Cho Dan Chu &
Canh Tan VN”
Chúa Nhật 23/04/2006 từ 8g AM đến 13g PM giờ California
Kính thưa Quý vị,
Nói về đề tài “Tôn giáo trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ của Việt
Nam”, trước hết chúng tôi xin minh định vài khái niệm.
Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân gồm những con người
và những đoàn thể, gồm những cá nhân và những pháp nhân.
“ Đạo
mà không
cứu đời thì đạo với ai, nhất là đời lúc này đang cần được cứu,
vì nó đã băng hoại, hư đốn, hỗn loạn, rệu rã, gian manh, tàn ác
đến
tột cùng rồi. ” |
Mỗi
một tôn giáo gồm nhiều cá nhân hợp thành một pháp nhân, là một đoàn
thể gồm nhiều con người. Thành ra các nhà đối kháng dân sự tranh đấu
cho dân chủ thế nào thì các nhà đối kháng tôn giáo cũng tranh đấu cho
dân chủ như vậy. Nghĩa là tự do tôn giáo cũng bao gồm những quyền như
tự do chính trị, chỉ khác về khía cạnh hay lãnh vực mà thôi, như chúng
tôi sẽ giải thích dưới đây. Nói cách khác, tự do tôn giáo và tự do chính
trị hay tự do dân sự là hai mặt của cùng một thực thể: thực thể nhân
quyền.
Trong thực tế, tại VN hôm nay, nhiều người nghĩ rằng các giáo hội, đặc
biệt hàng giáo sĩ tu sĩ, chỉ nên đấu tranh cho tự do tôn giáo, không
nên đấu tranh cho tự do dân sự, vì như thế là làm chính trị, một việc
nằm ngoài chức năng của nhà tu hành nói riêng và của tôn giáo nói chung.
Đi xa hơn nữa, có kẻ còn cho rằng tự do tôn giáo tại VN hôm nay chính
là và chỉ cần là tự do tổ chức nghi lễ, tự do xây dựng điện thờ, tự
do xuất ngoại tu học, tự do hành hương kính bái. Như thế là đủ rồi,
đòi hỏi chi thêm cho rách việc!
Kể ra, những thứ tự do vừa nói đang được nhà nước CSVN ban cho các tôn
giáo, dĩ nhiên với giấy phép và nhiều hay ít là tùy nơi và tuỳ người,
cụ thể là tuỳ thái độ của từng chức sắc tôn giáo và tùy tính khí của
từng đại diện chính quyền địa phương. Chúng ta không chối đây là những
quyền tự do, nhưng là những thứ tự do phụ tuỳ, thứ yếu, hay nói cách
khác là những hiện tượng chứ không là bản chất của tự do tôn giáo. Bản
chất tự do tôn giáo nằm ở chỗ khác.
Vì thế chúng tôi từng trả lời với hai nhân vật ngoại quốc đến thăm chúng
tôi là dân biểu Christopher Smith, Hoa Kỳ trong cuộc viếng thăm ngày
03-10-2005 và dân biểu Luke Donnellan, Úc châu, trong cuộc viếng thăm
ngày 14-3-2006 rằng:
1- Tự do tôn giáo nằm ở chỗ các tôn giáo được quyền
tự thành lập, không với sự cho phép hay chuẩn thuận mà chỉ với sự thừa
nhận của chính quyền, nghĩa là chính quyền phải thừa nhận tôn giáo hay
giáo hội đó sau khi họ đã thông báo, đăng ký. Điều này tương đương với
quyền tự do dấy lên phong trào, tự do thiết lập các hội đoàn, tự do
khai sáng những tổ chức phi chính phủ trên phương diện hay lãnh vực
dân sự.
2- Tự do tôn giáo nằm ở chỗ các giáo hội được độc lập
trong việc thiết lập sắp xếp cơ cấu của mình, tuyển mộ huấn luyện nhân
sự của mình, tấn phong thuyên chuyển chức sắc của mình, bổ nhiệm đề
cử lãnh đạo của mình. Điều này tương đương với quyền sinh hoạt cách
tự do và độc lập của mọi tổ chức, mọi hội đoàn dân sự, tương đương với
quyền tự do bầu cử và ứng cử vào mọi cấp điều hành xã hội.
3- Tự do tôn giáo nằm ở việc truyền bá tôn giáo đến
nhân dân, việc tham gia của các giáo hội vào đời sống xã hội, bằng cách
thành lập và điều hành các trường học đủ mọi cấp, từ nhà trẻ đến đại
học, sở hữu và điều hành báo chí, phát thanh, truyền hình, trang mạng,
nhà xuất bản riêng, thành lập và điều hành các cơ sở hoạt động từ thiện,
chẳng hạn bệnh viện và trại mồ côi. Điều này tương đương với quyền tự
do thông tin, ngôn luận, quyền tự do hoạt động cứu tế xã hội, quyền
tự do giáo dục của mọi cá nhân và mọi tổ chức dân sự.
Nhưng chúng ta biết rằng Pháp lệnh tôn giáo tín ngưỡng năm 2004 của
CSVN đang cản trở 3 quyền tự do tôn giáo cơ bản này, hay nói cách khác
chỉ ban cho các Giáo hội các quyền đó cách rất hạn chế với ba cái giá
phải trả, một là Giáo hội phải mở miệng xin xỏ thật khiêm tốn và lâu
ngày, hai là Giáo hội phải nhượng cho Cộng sản một quyền lợi vật chất
như đất đai, cơ sở, tiền bạc hoặc quyền lợi tinh thần như là được xen
vào nội bộ, được quyết định tối hậu, ba là Giáo hội phải câm miệng lặng
im trước các việc sai trái của nhà cầm quyền CS.
Từ đó ta thấy được ba điều:
1- Trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ của
Việt Nam, các giáo hội chỉ cần đòi hỏi ba loạt quyền tự do tôn giáo
nói trên là đã góp phần vào công cuộc đấu tranh cho dân chủ, vì như
chúng tôi đã giải thích, đó thực chất cũng là các quyền dân chủ nhưng
khác khía cạnh và lĩnh vực mà thôi. Ở đây tôi xin minh họa bằng chính
kinh nghiệm của cha Lý. Khi cha Lý khởi sự cuộc đấu tranh cho tự do
tôn giáo cuối năm 2000 tại Nguyệt Biều bằng cách đòi và chiếm lại 3
sào ruộng của giáo xứ, thì chính các tộc trưởng trong làng đã nói với
ngài: Cha mà giành lại được đất của giáo xứ thì chúng tôi cũng sẽ bắt
chước và sẵn đà mà đòi lại đất hương hoả của họ tộc chúng tôi bị CS
chiếm từ 1975.
2- Trong công cuộc đấu tranh này của các tôn
giáo, trách nhiệm chủ yếu nằm nơi hàng lãnh đạo cao cấp. Chính hàng
lãnh đạo tôn giáo mới có đủ uy thế trước nhà cầm quyền, đủ uy tín trước
quốc tế và đủ uy lực trước tín đồ để tiến hành việc đòi lại các quyền
tự do đó cho giáo hội mình và từ đó tạo đà cho các tổ chức và cá nhân
đòi lại các quyền tự do dân sự của họ. Vì quả thực tại VN hiện nay,
chỉ các tôn giáo mới là những tổ chức quần chúng duy nhất mà theo nguyên
tắc có thể thoát khỏi quyền kềm tỏa của đảng CS, nhà nước CS và Mặt
trận tổ quốc của CS. Chứ ngoài ra, không có đoàn thể quần chúng nào
mà không nằm trong cái rọ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ cấu ngoại
vi của đảng Cộng sản.
3- Nhưng vì tôn giáo gắn liền với xã hội,
con Chúa hay con Phật cũng là con người, và chẳng có gì là của con người
mà không làm bận lòng con Chúa con Phật, nên các tôn giáo, song song
với việc đòi các quyền tự do tôn giáo cho riêng mình, còn có bổn phận
đòi các quyền tự do dân sự cho cho nhân dân nữa, bởi lẽ tôn giáo được
coi là người công bố sự thật, cổ xúy sự thiện và bênh vực lẽ phải giữa
lòng xã hội. Đạo mà không cứu đời thì đạo với ai, nhất là đời lúc này
đang cần được cứu, vì nó đã băng hoại, hư đốn, hỗn loạn, rệu rã, gian
manh, tàn ác đến tột cùng rồi. Đạo phải dấn thân vào đời là lúc này
đây, để tranh đấu cho quyền con người, chứ cứ nhốt mình trong pháo đài
lễ nghi, cơ sở, sinh hoạt thì quả là không thể trở thành men, muối,
ánh sáng, quả là vô phương đem đạo vào đời, nghĩa là truyền giáo hay
hoằng pháp. Một vị lãnh đạo tinh thần mà để tinh thần của mình bị Cộng
sản lãnh đạo, hướng dẫn, biến thành công cụ cho nó, thì mang danh lãnh
đạo tinh thần mà chi.
Để kết luận, chúng tôi xin trích lại lời Đức Giáo hoàng Bênêđictô từng
nói lúc còn là Hồng y Tổng giám mục trong cuốn sách của ngài có tựa
“Muối cho đời”. Ngài nói như sau: “Điểm quan trọng đối
với tôi là không vì chiều dư luận, hoặc để được dư luận công nhận mà
hy sinh chân lý. Nghe theo tiếng lương tâm và sẵn sàng đặt hiểu biết
và điều thiện lên trên thị hiếu và dư luận là lý tưởng phải theo. Các
Giám mục phải nói lên cái xấu, cái nguy của thời đại, phải nhắc nhở
lương tâm những kẻ cầm quyền, những kẻ thờ ơ, hẹp hòi trước nỗi thống
khổ của thời đại. Là giám mục tôi thấy có nghĩa vụ phải làm chuyện đó.
Tôi nghe vang vọng bên tai những lời của Thánh Kinh và của các giáo
phụ kết án rất nghiêm khắc những mục tử làm chó câm để tránh bị phiền
toái và vì thế để cho nọc độc lan tràn. Tìm yên ổn không phải là bổn
phận hàng đầu của công dân; tôi ghê sợ hình ảnh một giám mục chỉ lo
an phận và tìm hết cách che đậy và né tránh mọi thứ xung đột. Chính
lòng can đảm nói lên sự thật là sức mạnh lớn của Giáo Hội, mặc dù lúc
đầu nó có vẻ tác hại, làm mất vẻ dễ mến của Giáo Hội, đẩy Giáo Hội vào
chỗ cô lập”.
Cuối
cùng, tôi xin được cám ơn ban tổ chức, đặc biệt cha Nguyên Thanh, anh
Trần Đan Tâm, cùng tất cả các tham dự viên đã vui lòng lắng nghe. Xin
TC ban phúc lành cho tất cả Quý vị.
Lm
Phêrô Phan Văn Lợi,
từ VN, lúc 23g30 ngày 23-4-2006
www.TDNgonLuan.com
hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com
hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit"
để gởi đi. Trân trọng:
Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ:
-
phan nhan quyen (Monday,
September 4, 2006 at 15:18:11)
Kinh thua cac vi chu chan , cac be tren , cac vi co trach nhiem
lanh dao tinh than giao dan cong giao VN duoc chua GIESU giao pho
thong qua giao hoi cua ngai(khong phai nho dua vao chinh quyen cong
san o
VN) lich su giao hoi cong giao cho thay, nhung thoi dai day song
gio lai la nhung luc giao hoi the hien day du can tinh cua minh
nhat , va cung la luc giao hoi phat trien manh me nhat, cung la
luc giao hoi the hien pham cach nhan chung cua minh cho duc GIESU
KITO, con nnhung luc giao hoi thoa hiep voi xa hoi tran the, lam
theo hoac lam ngo truoc nhung y muon cua con nguoi , la luc giao
hoi suy yeu nhat, lam mat di can tinh cua minh, khong lam chung
duoc gi cho chua GIESU KITO truoc mat thien ha, chinh trong bai
giang tren nui, hay con goi la "tam moi phuc that" chinh
ngai da moi goi cac mon de dich thuc cua ngai san sang chiu "bi
bach hai" vi rao giang le cong chinh cua ngai. Cho nen cac
GIAM MUC noi rieng va hoi dong GIAM MUC VN noi chung lay ly do la
vi loi ich cua cac linh hon, cua giao hoi ma khong dam len tieng
phe phan, hoac lam ngo truoc nhung dieu sai trai cua nha cam quyen,
truoc hau qua cua no la lam suy doi doi song tam linh cua chinh
giao dan ke ca hang tu si cua minh (cai chinh yeu la hop thuc hoa
su gian doi , lap liem che day su that ) la khong dung va khong
du trach nhiem cua minh truoc mat chua, la
khong dung voi loi ngai giang day trong tin mung,cung khong the
hien duoc tinh yeu , binh an, hanh phuc ma ngai muon thong ban cho
the gian. Con dong y voi lm. Loi: "dao ma khong cuu doi , khong
dan dat duoc doi, thi dao ma chi", chinh chua GIESU nhap the
da minh chung dieu do. Chung con tai hen suc mon , chac chan khong
thong gioi kinh thanh nhu cac vi, nen khong dam dan giai kinh thanh
nhie , chi xin dong gop y kien nho, truoc dai hoi thuong nien cua
cac vi be tren nguyen xin chua THANH THAN luon hien dien trong moi
viec, va moi quyet dinh cua cac ngai.
Trở
về trang chính
|