“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình”
(Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982).
(Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
D I Ễ N Đ À N Qụy
lụy ngoại bang, đàn áp nội dân !!! Tay Thứ trưởng CS này đã giải thích về khu vực Đệ nhất hùng quan nơi biên ải như sau: “Thác Bản Giốc gồm 2 phần: phần thác phụ và phần thác chính. Phần thác phụ hoàn toàn thuộc phía Việt Nam, còn phần thác chính đổ thẳng xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới. Theo Hiệp ước 1999, đường biên giới sẽ được xác định theo nguyên tắc trung tuyến dòng chảy chính. Tại vòng họp này, ta và Trung Quốc đã thoả thuận đường biên giới đi từ mốc 53 cũ, qua cồn Pò Thoong, đến điểm giữa của mặt thác chính và sau đó dòng chảy chính trên sông Quây Sơn. Ta và Trung Quốc cũng nhất trí sẽ cùng hợp tác để phát triển tiềm năng du lịch, kinh tế tại khu vực thác Bản Giốc”. Vũ Dũng đã quên rằng cuốn sách Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, do nhà xuất bản Sự Thật (cơ quan chuyên ấn hành các văn kiện chính thức của đảng CS) phổ biến cách đây 30 năm khi nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Việt–Trung ngày 17-2-1979, đã viết về Thác Bản Giốc ở trang 11 như sau: “Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh đã công nhận sự thật đó”. Như vậy trước kia thác Bản Giốc là hoàn toàn của Việt Nam, nay tại sao hiện nay Việt cộng lại phải chịu đưa ra 1 đường biên giới chạy qua thác !?! Về ải Nam quan, Vũ Dũng giải thích : “Theo các tài liệu lịch sử đang được lưu giữ, do ta xuất bản, trấn Nam Quan hay còn gọi là ải Nam Quan đều nằm bên phía Trung Quốc, đường biên giới nằm phía nam của ải. Theo “Đại Nam Nhất thống chí”, trấn Nam Quan được xây dựng từ thời nhà Minh; sau đó, đời Nhà Thanh cho tu bổ lại vào năm 1726. Dấu tích lịch sử quan trọng của khu vực cửa khẩu Hữu Nghị là mốc 19 cũ do Pháp-Thanh cắm năm 1894. Vừa qua ta và Trung Quốc đã tiến hành cắm mốc 1117 trùng với vị trí mốc 19 cũ, đường biên giới đi qua km số 0, mốc 19 cũ đến điểm cách điểm nối ray hiện tại 148m. Như vậy có thể khẳng định đường biên giới tại cửa khẩu Hữu Nghị vừa được phân giới cắm mốc là phù hợp với lịch sử và thực tiễn quản lý ở khu vực này.” Một lần nữa, tay đại diện Việt cộng này lại thản nhiên chối phắt điều đã nói trong chính văn kiện của đảng (cũng như bao sử liệu Việt và Pháp). Vì về khu vực Hữu Nghị quan ở trang 10, cuốn sách Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã viết như sau : “Cũng tại khu vực này, phía Trung Quốc đã ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam Quan 100m, trên đường quốc lộ để xóa vết tích đường biên giới lịch sử (theo Hiệp định Pháp Thanh), rồi đặt cột km 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ VN trên 100m, coi đó là đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này.” Rõ ràng là Việt cộng đã hợp thức hóa việc Trung cộng tiêu diệt yếu huyệt ngàn đời của Tổ quốc, nơi từng được chính bao đoàn quân xâm lược Đại Hán kinh sợ mà than rằng: “Quỷ môn quan! Quỷ môn quan! Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn!” Vậy là từ nay, kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc, lân bang đại quốc bành trướng sẽ thẳng đường tiến xuống Đông Nam Á, vừa bằng đường bộ và cả đường thủy nữa. Bởi lẽ với Hiệp định lãnh hải ký ngày 25-12-2000 (phân chia Vịnh Bắc Bộ và xác định những phạm vi đánh cá giữa hai nước, theo đó Việt Nam giữ được chủ quyền 53,23% lãnh hải, còn Trung Quốc 46,77%, đang khi theo Hiệp ước Pháp-Thanh năm 1887, Việt Nam được 62%, còn Trung Quốc 38%), Trung cộng từ nay sẽ mặc sức tung hoành. Bằng chứng đầu tiên (nhưng không phải cuối cùng) là sự kiện 9 ngư dân Thanh Hóa, vào ngày 08-01-2005, đang khi đánh cá trên vùng biển Bắc Bộ thì đã bị tàu tuần tra Trung cộng nã súng giết hại dã man, 9 người thiệt mạng tại chỗ, 8 người bị bắt giữ với tội danh "cướp biển" phải chịu nhục hình bên đảo Hải Nam, đang khi Việt cộng vẫn bình chân như vại. Cùng với các nạn nhân do đánh cá này là các nạn nhân do đánh động lương tri dân tộc vì đã cảnh báo sự khiếp nhược của Việt cộng trước Trung cộng như luật gia Lê Chí Quang, ký giả Nguyễn Văn Hải cùng nhiều bạn trẻ sinh viên và nhà dân chủ trong nước qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc kể từ 09-12-2007 đến nay. Về thái độ quỵ lụy này của Việt cộng, không gì bằng ghi lại chính lời của những con người từ trong lòng chế độ mà ra. Dựa theo hồi ký của thứ trưởng Trần Quang Cơ, cựu đại tá Bùi Tín đã viết như sau ngày 27-12-2007: "Những kẻ xưa kia từng khoe khoang hợm hĩnh là có nền ngoại giao tài giỏi, đương đầu trên bàn đàm phán với Pháp, với Mỹ cứng cỏi, khôn khéo, thì trong hơn 4 năm đàm phán với Bắc Kinh lại chỉ phơi bày thái độ bạc nhược, co thủ, hèn kém. Trước hết họ bị Bắc kinh giở trò ''đánh lấn'', ngoạm từng miếng một. Bắc Kinh đề ra tách việc bàn biên giới trên bộ trước, trên biển tiếp theo, trên đảo sau cùng. Phía Việt nam vâng dạ ngay! Họ ngoạm được chừng 800 cây số vuông trên bộ ngon ơ, gồm cả vùng ải Nam Quan, thác Bản Giốc... Sau đó họ ngoạm miếng thứ 2 to hơn nhiều: hơn 10 ngàn cây số vuông trên biển.Từ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm rồi Nguyễn Dy Niên cho đến thứ trưởng Lê Công Phụng nắm trong tay hồ sơ đàm phán, đều nhận chỉ thị của Đỗ Mười, Lê Đức Anh, rồi Trần Đức Lương là thương lượng nhanh gọn, vì đã trót hứa hẹn với Giang Trạch Dân là ký xong hiệp định trên bộ trong năm 1999 và hiệp định trên biển trong năm 2000. Có đời thủa nhà ai lại đi cam kết trước về mốc thời gian chứ không phải về nội dung thương lượng?”. 2- Nhưng như một đứa trẻ ra đường bị thằng lớn hơn bắt nạt, khi về nhà bắt nạt lại đứa em mình, kiểu bù trừ mặc cảm, Việt cộng sau khi dâng đất cho Trung cộng, đã quay lại cướp đất của đồng bào. Cả hai việc (dâng đất tổ tiên và cướp đất đồng bào) cũng chỉ cùng một mục đích: củng cố quyền lực để thỏa mãn hưởng thụ. Trước hết là bằng Hiến pháp, rồi Luật pháp (Luật đất đai), với nguyên tắc bất công, phi lý, quái đản và ngang ngược: "Nhà nước đại diện sở hữu đất đai” (thực chất là đảng toàn quyền sở hữu). Sau biến cố 75, khi chiếm được ngon lành miền Nam với vô vàn vô số tài sản của tư nhân lẫn tôn giáo cần phải cướp, Việt cộng lại dùng lũ gia nô trong Quốc hội bù nhìn đẻ ra ngày 26-11-2003 cái văn bản gọi là “Nghị quyết 23/2003/QH11 về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1-7-1991”. Từ đấy, đảng viên cán bộ từ trung ương tới địa phương, từ lãnh đạo chóp bu đến tiểu yêu thừa hành, thản nhiên dùng quyền lực của luật pháp và của vũ khí để vơ vét cho đầy túi tham, thu tích cho rộng lãnh địa, trở thành những địa chủ đỏ còn giàu có và tàn ác gấp ngàn lần những địa chủ thời Cải cách ruộng đất. Các cuộc nổi dậy đòi lại đất đai như vụ nông dân vùng đồng bằng Cửu Long kéo nhau tới Sài Gòn năm 1988; vùng Thái Bình đấu tranh sôi nổi năm 1996; vùng Xuân Lộc đứng lên năm 1997; vùng Hà Tây và Hà Nội đánh nhau với công an năm 1998; vùng Đồng Tháp ra thủ đô biểu tình trước trụ sở đảng năm 2000; vùng Tây Nguyên nổi dậy năm 2001 rồi 2004; vùng Sài Gòn và miền Tây biểu tình khiếu kiện trước văn phòng II Quốc hội năm 2007, hàng trăm cuộc biểu tình của nhiều vùng khác suốt năm 2008 rồi đầu năm 2009.... Tất cả đều đã bị Việt cộng thẳng tay đè bẹp trong nước mắt và có khi cả trong máu. Sau cuộc đấu tranh đòi lại đất của các tôn giáo ít nhất kể từ năm 2005 (vụ dòng thánh Giuse Nha Trang) đến nay (với đỉnh cao là vụ Tòa Khâm sứ, xứ Thái Hà, Hà Nội và dòng Thánh Phaolô Vĩnh Long), Việt cộng mới đây lại giở trò chơi bài ba lá (vừa ve vuốt vừa hăm dọa, thả con tép riu câu con cá mập) qua cái gọi là "Chỉ thị 1940 về "nhà đất liên quan đến tôn giáo" do Thủ tướng VC ký ngày 31-12-2009. Dù có nói vuốt đuôi: “Trường hợp cơ sở tôn giáo có nhu cầu chính đáng sử dụng nhà, đất đó vào mục đích tôn giáo thì tùy từng trường hợp có thể xem xét giao nhà, đất với diện tích phù hợp”, câu Chỉ thị này chỉ là tròng áp bức, muốn tôn giáo phải ngửa tay xin ân huệ từ ông chủ Nhà nước; và trong thực tế là hàng trăm hàng ngàn lá đơn của các giáo phận Công Giáo tại VN đã chẳng được cứu xét dù họ nêu ra các nhu cầu chính đáng thực sự, trái lại còn bị cướp đi hàng ngàn hàng vạn cơ sở và đất đai. Đấy là chưa kể khi nói “Ðối với nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng theo các quy định ban hành trước ngày 1-7-1991 thì thực hiện theo Nghị quyết số 23/2003/QH11”, Nguyễn Tấn Dũng muốn trực tiếp bắn tiếng cho quần chúng -nhất là quần chúng tôn giáo- biết thái độ của Bộ Chính trị không có gì thay đổi đối với tài sản của các tôn giáo đã bị đảng CSVN cướp đoạt, tức là đã chiếm rồi thì nuốt luôn, đồng thời gián tiếp nói với đám thuộc cấp là cứ cái luật cướp đất đã được ban ra mà thi hành. Con giun xéo mãi cũng quằn! Những cuộc khiếu kiện đất đai còn ôn hòa của nhân dân hiện nay chỉ là những cánh chim báo bão, dấu hiệu của trận cuồng phong mà Việt cộng chắc chắn sẽ lãnh đủ một ngày gần đây thôi ! Ban
Biên Tập (số 67, ngày 15-1-2009) |