“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình” (Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
D I Ễ N Đ À N
Mục tiêu cũng như khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam là xây dựng một xã hội tự do, dân chủ, công bằng và bác ái với một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng. Để đạt được mục tiêu và khát vọng đó thì phải khôi phục lại sự hoạt động của các đảng chính trị từng có ở Việt Nam trước đây như đảng Xã hội, đảng Dân chủ, Quốc Dân Đảng, Đại Việt, … và phải có sự ra đời của những đảng phái chính trị mới. Tôi là một luật sư hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo trong nhiều năm. Dưới đây, tôi đưa ra những nghiên cứu và quan điểm của cá nhân tôi về quyền tự do thành lập đảng ở Việt Nam trong lịch sử và theo Hiến pháp, pháp luật hiện hành. Tôi mong muốn có sự đóng góp ý kiến cũng như tranh luận của các luật sư, các nhà nghiên cứu pháp luật trong và ngoài nước nhằm cổ vũ cho sự khôi phục lại hoạt động cũng như sự thành lập mới của các đảng phái chính trị ở Việt Nam. Về
mặt lịch sử Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập nǎm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là : mọi Dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền hạnh phúc và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp nǎm 1791 cũng nói : "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…” (Trích Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa qui định tại Điều 1:“Tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống , gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.” Điều 5 qui định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang bằng về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa.” Điều 7: “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền....” Như vậy ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trong bản Hiến pháp đầu tiên, đại đa số nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và khẳng định Việt Nam là một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng. Và điều này đã được cụ thể trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đó là một chính phủ đa đảng. Trong chính phủ đó ngoài Quốc dân đảng chỉ hiện diện trong một thời gian ngắn, còn đảng Xã hội và đảng Dân chủ đã hoạt động và tồn tại cùng với đảng Cộng sản cho đến năm 1988, là năm họ đã tự tuyên bố giải thể với lý do đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử(dù trong thực tế có thể có những lý do khác). Sự ra đời của các đảng chính trị trước đây, bao gồm cả đảng Cộng sản dưới thời Pháp thuộc là dựa vào sự ủng hộ của lực lượng quần chúng mà họ làm đại diện, sau đó họ tuyên bố thành lập chứ không phải theo một thủ tục pháp lý nào, và cũng không có bất kỳ một cơ quan nào để đăng ký hay cấp phép cho họ. Bản thân đảng Cộng sản đã được thành lập ở Trung Quốc chứ không phải ở Việt Nam. Như
vậy, cách đây hơn 60 năm, trên đất nước Việt Nam của chúng ta
đã từng có một chính phủ dân chủ, đa đảng với một bản Hiến
pháp hết sức tiến bộ mà lại trong bối cảnh đất nước lúc
đó thù trong, giặc ngoài. Ngày nay, trong một đất nước hòa
bình, thống nhất và xu thế dân chủ hóa diễn ra trên tòan cầu,
thì không thể có lý do gì để hạn chế hay ngăn cản nhân dân
Việt Nam xây dựng một xã hội dân chủ và đa đảng để cho tất
cả mọi người dân đều có cơ hội tham gia vào xây dựng Tổ quốc. Điều 2 qui định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân…” Điều 50 qui định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, … được tôn trọng…” Điều
53 qui định: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước
và xã hội,…” Như vậy mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân và của nhân dân, người dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước bằng cách lập những đảng chính trị khác nhau để đại diện cho mình. Vì trong Hiền pháp không có qui định cấm các đảng chính trị khác thành lập và hoạt động. Điều 4 Hiến pháp qui định đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, nhưng không qui định ở Việt Nam chỉ duy nhất có một đảng Cộng sản được tồn tại và phát triển. Như vậy đảng Cộng sản cũng chỉ là một tổ chức chính trị bình đẳng với các đảng phái và tổ chức chính trị khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Về
mặt thực tiễn Thông thường ở các nước, các đảng phái chính trị được tự do thành lập. Và ở một số nước, họ có Tòa án Hiến pháp là nơi để các đảng chính trị đăng ký hoạt động hoặc Ủy ban bầu cử trung ương là nơi để các đảng chính trị đăng ký khi tham gia tranh cử. Hiện tại, đảng Cộng sản Việt Nam có khoảng 3 triệu đảng viên so với khoảng 83 triệu người Việt Nam, như vậy đảng cộng sản chỉ đại diện cho một bộ phận rất nhỏ dân số Việt Nam. Trong khi đó còn khoảng 80 triệu người Việt Nam có rất nhiều những ý kiến khác, những quan điểm khác về xây dựng đất nước, và họ có quyền có một hoặc nhiều chính đảng khác, ngoài đảng Cộng sản để đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của họ. Do vậy cả về khía cạnh lịch sử, khía cạnh pháp lý và thực tiễn, mọi người dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,… đều đã và đang có quyền tự do thành lập đảng. Để
thành lập đảng ở Việt Nam? Trước hết là những công dân nào muốn hành lập một đảng chính trị mới, họ nên đứng ra thành lập một Ủy ban gọi là Ủy ban vận động thành lập đảng (việc thành lập Ủy ban này không phải xin phép). Uỷ ban này sau khi soạn thảo ra Điều lệ đảng và cương lĩnh tạm thời thì đưa ra cho quần chúng nhân dân để lấy sự ủng hộ. Ủy ban nên đặt ra khi thu được bao nhiêu chữ ký ủng hộ(ví dụ là 100, 500 hay 100.000,…) thì đủ để công bố thành lập đảng và làm lễ ra mắt trước tòan thể nhân dân Việt Nam và bè bạn Quốc tế. Trước những đòi hỏi bức xúc của quá trình dân chủ hóa đất nước, những thành viên cũ của đảng Dân chủ và đảng Xã hội cùng với hậu duệ của họ hoàn toàn có quyền để khôi phục lại hoạt động của đảng Xã hội và đảng Dân chủ. Những thành viên của hai đảng này chỉ cần ra tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới về việc khôi phục lại hoạt động của họ mà không cần phải xin phép hay đăng ký vì lý do đơn giản trước đây họ tự giải tán thì nay họ có quyền tự phục hồi hoạt động của họ. Việt Nam trong xu thế tất yếu đi đến một xã hội dân chủ với thể chế chính trị đa đảng đó là chân lý, mà chân lý thì không một ai có thể phủ nhận hoặc chối bỏ được. Tôi tin rằng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ tự đứng lên để nắm lấy quyền và cơ hội của mình, đừng bao giờ thụ động ngồi chờ vào sự ban cho của người khác. Nguyễn Văn Đài, Luật sư, Hà Nội (25.04.2006) www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng: Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ: |