“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình” (Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
D I Ễ N Đ À N
Nhóm
người lãnh đạo mới của nước CHXHCN VN đã bắt tay vào vịệc điều hành
cai trị nhân dân Việt Nam từ đầu tháng 7-2006. Tất cả các nhà lãnh đạo
mới này đã quyết tâm giữ đúng nguyên tắc kế nghiệp các bậc tiền nhiệm
trong chí hướng độc tài toàn trị. Thời gian vừa qua tuy ngắn ngủi, nhưng
những gì đã xẩy ra trên đất nước Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Thủ
tướng công an Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cộng
thêm lý thuyết gia cộng sản Nguyễn Phú Trọng nắm chức Chủ tịch Quốc
hội, thì thế giới đã rõ. Việc đổi mới đất nước và phát triển bền vững
theo sự hô hào của Đại hội X ra sao, dưới thời Tam Nguyễn này, chắc
còn quá sớm để lượng định, xin chờ xem, nhưng chắc chắn họ cũng chỉ
làm theo lệnh của Bộ Chính Trị đảng thôi. Phiên họp kỳ 9 của Quốc hội Khóa XI chấm dứt vào cuối tháng 6. Đây là Khóa họp của những nhân vật bù nhìn được gọi là Đại biểu Quốc hội Khoá XI, đứng ra làm kiểng và thực hiện trò hề bầu bán chuyên nghiệp theo chủ trương của chóp bu Hà nội, để đưa ra những nhân vật mới, lãnh đạo nước CHXHCNVN. Đây cũng là công việc thường xuyên trong công tác tô hồng cho Nhà nước độc tài toàn trị, để những tay lãnh đạo mới tiếp tục đè đấu cởi cổ nhân dân Việt Nam. Ngày 29-6-2006, ông Nguyễn Phú Trọng, tân Chủ tịch Quốc hội bù nhìn đã tuyên bố kết thúc Phiên họp Kỳ 9 của những Đại biểu Quốc hội khóa XI tại Ba đình. Phiên họp kéo dài 45 ngày với hơn 470 Đại biểu có mặt. Cao điểm của Phiên họp kỳ 9, nghe ra cũng khá hấp dẫn, vì các Đại biểu Quốc hội được làm nhiệm vụ phê chuẩn, miễn nhiệm các chức vụ sau đây: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nước và Chủ tịch Quốc hội cùng 8 nhân vật thuộc nội các của ông Khải từ Phó thủ tướng Vũ khoan đến các Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chánh, Văn Hoá thông tin, Giáo dục đào tạo, Giao thông vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ. Tất cả bầu đoàn thê tử của ông Khải bị khăn gói ra đi trước nhiệm kỳ một năm . Sau việc phê chuẩn miễn nhiệm các chức vụ nêu trên, Quốc hội lại tiếp tục làm nhiệm vụ phê chuẩn, bổ nhiệm các nhân vật mới để điền khuyết số người bị ra đi. Từ ngày 14 -6-2006, báo chí trong nước cũng hăm hở săn tin rất sôi nổi về vụ các Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng Khải, cùng nhiều nhân vật quan trọng khác thuộc nội các ông Khải. Nhiều câu hỏi của các Đại biểu Quốc hội chất vấn ông Khải được báo chí mô tả là khá hóc búa. Thế nhưng ngày 16-6 ông Khải chỉ tuyên bố từ nhiệm và xin lổi, cho nên Đại biểu nào đã đặt những câu chất vấn, thì chỉ than thở một mình: “chưa thỏa đáng” Đặc điểm của kỳ họp Quốc hội lần này, ai cũng thấy là Trung Ương đảng đã cho phép các Đại biểu họp tại Ba đình có quyền nói, có quyền thắc mắc, có quyền chất vấn các nhà lãnh đạo đất nước, nhưng cuối cùng thì những nhân vật bị chất vấn đều hạ cánh an toàn cả. Đây là màn biểu diễn để chứng tỏ với thế giới rằng: các Đại biểu Quốc hội của nước CHXHCNVN cũng ngon lắm chứ! Nói đến luật rừng của chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam, người ta không khỏi liên tưởng đến một rừng luật pháp, mang tính chồng chéo lên nhau. Sự chồng chéo này không ngoài mục đích để Nhà nước độc tài tùy nghi mà áp dụng, tùy nghi mà đàn áp nhân dân Việt Nam. Đó là đặc điểm của chế độ “Pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong
việc đưa người mới vào thành phần lãnh đạo để thay ông Khải, ông Lương,
ông An và một số nhân vật cao cấp thuộc nội các của ông Khải, ai cũng
thấy ngay cái lăn nhăn khi đem một rừng luật ra áp dụng. Ngoài
ra Hiếp pháp 1992 của nhà nước CHXHCNVN cũng có đề cập đến chức vị Chủ
tịch nước do ai bầu chọn và những ai được bầu chọn. Ngày
16-6 tại phiên họp của Quốc hội, có lẻ vì có nhiều Đại biểu chất vấn
ông Thủ tướng Khải, nên ông phải xuất hiện. Việc xuất hiện của ông ta,
không phải để trả lời chất vấn mà chỉ “Xin lỗi” và tuyên bố từ nhiệm
như đã đề cập trên. Trong diễn văn từ nhiệm mà ông Khải chính thức đọc
ngày 24-6, có đoạn đã xác định về quyền lực của chóp bu đảng một cách
cụ thể : “Ban Chấp hành Trung ương Khóa X đã cho tôi đề nghị với
Quốc hội, cho thôi chức Thủ tướng trước nhiệm kỳ 1 năm, và đã
chọn cử một Uỷ viên thuộc Bộ Chính trị để Chủ tịch nước giới
thiệu với Quốc hội bầu vào chức vụ Thủ tướng tại kỳ họp thứ 9 này...”
Lời tuyên bố của ông Khải, chứng tỏ việc miễn nhiệm ông Khải không đúng
theo luật Tổ chức Chính phủ và việc chọn ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chẳng
đúng theo rừng luật xã hội chủ nghĩa tí nào cả. Việc chọn Thủ tướng
Chính Phủ được trình làng từ miệng của ông Khải là: “Ban Chấp hành
Trung ương đảng đã chọn một Ủy viên thuộc Bộ Chính trị để Chủ tịch nước
giới thiệu với Quốc hội bầu vào chức vụ Thủ tướng tại kỳ họp này”.
Ngày 24-6 là ngày chính thức ba nhân vật cao cấp bị đào thải gồm Trần
Đức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An được ra diễn xuất trước đám
Đại biểu bù nhìn để đọc đơn từ nhiệm. Đoạn cuối trong bài diễn văn từ
nhiệm của ông Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng xác nhận cái lẩm cẩm
của chóp bu Hà nội trong việc đưa người lãnh đạo mới, ông Lương nói:
“Tôi tin tưởng người kế nhiệm theo giới thiệu của Ban Chấp
hành Trung ương đảng khoá X sẽ được Quốc hội tín nhiệm cao..”
Thử hỏi nếu Quốc hội tín nhiệm không cao thì sao nhỉ ? Đúng là
chuyện lẩm cẩm, Sau khi 3 nhân vật quan trọng nêu trên bị miễn nhiệm.
Quốc hội bù nhìn lại làm theo lệnh của Bộ Chính Trị trong việc trình
diễn trò hề bầu ông Nguyễn Minh Triết giữ chức vụ Chủ tịch Nước chỉ
trước ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vài giờ vào ngày 27-6. Chuyện lẩm
cẩm là Ban Chấp Hành Trung ương đảng đã chọn người thuộc Bộ Chính Trị
rồi đưa cho Quốc hội phê chuẩn, mà gọi là bầu bán ? Đây là màn trình
diễn với thế giới về chế độ Dân chủ theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”
đấy. Màn Dân chủ này được kiến tạo tại làng Ba đình suốt mấy chục năm
qua rồi. Ai cũng biết, Điều 4 Hiến pháp năm 1992, qui định việc độc
quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam tại đất nước Việt Nam, nên
Ban chấp hành Trung Ương đảng đã dựa vào Hiến pháp để quyết định chọn
người lãnh đạo, rồi đưa qua Quốc hội bầu bán cho vui cửa vui nhà, và
cũng nhằm tạo cơ hội tốt cho các Đại biểu được dịp gặp nhau để xài tiền
của nhân dân cho thỏa chí trong thời gian được làm Đại biểu... Nghe đâu, đảng cộng sản Việt Nam hiện nay có độ hơn 3 triệu đảng viên, thế nhưng tại sao quyền lực lại chỉ tập trung vào vỏn vẹn chỉ có 14 tên đầu sỏ, gọi là Bộ Chính Trị? Hơn 20 năm đảng hô hào cởi trói, đổi mới, mỗi lần đảng mở ra Đại hội, thì người Dân trong nước thường bàn tán: phe này thắng phe kia, ông này bảo thủ, ông nọ thích đổi mới, ông này miền Bắc, ông kia miền Nam. Thật ra, người dân luôn mong đợi được chút tự do nên họ cứ đoán ông này thân Tàu, ông kia thân Mỹ để có một chút hy vọng nào đó. Cốt lỏi của vấn đề, là thế lực nào đã nặn ra những nhân vật thật để đưa vào Bộ Chính Trị ? Tưởng cũng nên nhắc lại, trước khi có cuộc Đại Hội X của đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 4, thì tháng 3 năm 2006, một phái đoàn hùng hậu của Trung Cộng do Giả Khánh Lâm cầm đầu đến Hà Nội, để gặp chóp bu của đảng cộng sản Việt Nam. Giả Khánh Lâm đã bày tỏ nguyện vọng muốn Nguyễn Tấn Dũng được giữ chức vụ Thủ tướng. Điều này chứng tỏ những nhân vật được chen chân vào Bộ Chính trị của Đại Hội X không phải là chuyện đơn giản hay nói rõ hơn , đó là những nhân vật được Trung Cộng hổ trợ khi đưa lên bàn cân chọn lọc. Ông quan thầy Trung cộng nằm lồ lộ bên cạnh, làm sao chóp bu Hà Nội dám qua mặt được? Về kết quả việc bầu chọn thành phần lãnh đạo mới, xin miển bàn, vì toàn thể Đại biểu Quốc hội bù nhìn đều là những đảng viên trung thành với đảng cả, nếu có sự chống đối nào đó thì cũng chỉ là thành phần thiểu số thôi. Việc điểm qua vài nét về trò hề bầu bán, phê chuẩn miễn nhiệm và bổ nhiệm các chức vụ trong ban lãnh đạo Nhà nước, để một lần nữa xác định rằng: đám được mệnh danh là Đại biểu Quốc hội là một tập thể bù nhìn. Tập thể này, chỉ cúi đầu làm tay sai cho Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam, đây là những bộ mặt chuyên đứng ra làm kiểng để củng cố và nuôi dưởng chế độ độc tài. Do đó, xin mọi người hãy vận động và ủng hộ cuộc tẩy chay Bầu cử Quốc hội do những nhà tranh đấu thuộc Khối 8406 đề xướng, để vô hiệu hóa đám tay sai bù nhìn này trong cuộc Bầu cử Quốc hội năm 2007. Tẩy chay bầu cử Quốc hội bù nhìn năm 2007, cũng như tẩy chay việc bầu cử các cấp gọi là Ủy Ban Nhân dân từ Tỉnh, Huyện, Phường Xã, là đòn trí mạng đánh vào sào huyệt Bắc Bộ phủ cộng sản Việt Nam, là làm ung thối lớp vỏ bao bọc của chế độ độc tài, để phơi bày cho thế giới thấy rõ chân tướng lừa bịp của chế độ. Giả dụ cuộc bầu cử năm 2007, nếu bọn chóp bu Hà nội chơi đòn nham hiểm, sẽ cho một số người được ứng cử tự do, trong đó có thể có vài đảng phái chen chân tranh cử. Khi các đại biểu này được trúng cử thì chắc chắn cũng chỉ là những Nghị Gật thôi. Bởi vì Bộ Chính Trị sẽ khống chế toàn bộ theo nguyên tắc đảng lãnh đạo, cho nên đừng ai mơ chuyện hợp tác với cộng sản dưới bất cứ hình thức nào. Toàn Dân hưởng ứng việc tẩy chay bầu cử do đảng cộng sản Việt Nam tổ chức vào năm 2007, để sớm vô hiệu hóa bộ máy cai trị của đảng cộng sản Việt Nam, hầu đi đến việc giải thể chế độ độc tài toàn trị.. Nguyễn An Quý www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng: Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ: |