Mọi người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự lựa chọn của mình (Điều 19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice.)

D I Ễ N   Đ À N

NHÌN LẠI 30 NĂM TRƯỚC
Nguyễn Khắc Toàn (tháng 4-2006)

Thấm thoát thế mà đã một phần ba thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi thế hệ chúng tôi những thanh niên Hà Nội rời ghế nhà trường vượt dãy Trương Sơn hàng ngàn cây số vào Nam chiến đấu...

Cuộc chiến tranh "Huynh đệ tương tàn - nồi da nấu thịt" ấy đã để lại trong tôi những chấn thương về cả tinh thần lẫn thể xác. Về phương diện tinh thần, tôi đã có cái nhìn rất khác so với nhiều đồng đội của mình là những người xuất phát đa phần từ nông dân, sinh trưởng từ nông thôn miền Bắc Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu.

"Rằng đây là cuộc chiến tranh cách mạng nhằm giải phóng miền Nam khỏi đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ ngụy quyền tay sai ! ! ? ? ? "
"Rằng đây là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân Miền Nam khỏi ách kìm kẹp của Mỹ Ngụy và đây là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thiêng liêng...",
như bộ máy tuyên truyền vĩ đại ở miền Bắc hô hào ngày đêm !!!? v.v... và v.v...

Sau ngày kết thúc cuộc chiến 30-4-1975, tôi có dịp cùng đơn vị vào tiếp quản các thành phố và thị trấn như: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Cần Thơ, Rạch Giá tận mắt chứng kiến cuộc sống của đồng bào vùng miền Tây Nam bộ trên cả mặt trái và phải. Cả ngày và đêm 30-4-1975, tôi cùng đồng đội tiến vào các thị xã, thị trấn thuộc tỉnh Long Châu Hà (là địa danh của 2 tỉnh Long Xuyên - Châu Đốc và thị trấn Hà Tiên mà quân đội miền Bắc gọi tắt).

Ngồi xuồng gắn máy đuôi tôm trên đường vào thị xã Long xuyên, tôi nhận thấy ở vùng sông nước, kênh rạch chằng chịt này dấu vết chiến tranh ít hiện hữu và cuộc sống của người dân thật hiền hòa và trù phú. Dọc bờ sông Hậu Giang, cũng như trên các kênh rạch nhà cửa người dân miệt vườn san sát, cây trái sum xuê trĩu quả nào măng cụt, dừa, chôm chôm, mận, xoài… nào ghe thuyền đầy ắp hàng hóa tấp nập chạy xuôi ngược… Lác đác tôi cũng thấy những túp lều tranh của những gia đình nông dân nghèo khổ sống bên hai bờ kênh.

Tình trạng những gia đình nông dân nghèo khổ lam lũ chủ yếu tập trung ở những vùng chiến sự ác liệt. Chẳng hạn như ở nơi cơ quan chúng tôi đóng căn cứ sâu trong rừng Tràm thuộc xã Nam Thái Sơn huyện Châu Thành tỉnh An Giang là một ví dụ.

Cuối năm 1975, tôi được đưa lên Sài Gòn (lúc đó đã được chế độ mới đổi tên là TP Hồ Chí Minh) nằm chữa bệnh ở tầng 9, phòng dành riêng cho cán bộ, chiến sỹ quân đội miền Bắc bị thương tại bệnh viện Chợ Rẫy- Sài Gòn. Thời gian chữa bệnh ở thành phố hoa lệ được mệnh danh là hòn ngọc Viễn Đông này, tôi còn choáng ngợp và sửng sốt hơn nữa về cuộc sống ở đây: cửa hàng, cửa tiệm buôn bán tấp nập nhịp sống của người dân hối hả. Ở ngoại ô thành phố, khu công nghiệp Biên Hòa của các nhà tư sản dân tộc Việt và Hoa các xí nghiệp, nhà máy san sát chạy dài hàng chục cây số. Tôi có cảm giác như lạc vào một thành phố công nghiệp sầm uất nào đó của một quốc gia tư bản ở Á châu. Tôi cũng đã tới những khu nhà ổ chuột tồi tàn của người dân nằm hai bên bờ kênh hôi thối ở Nhiêu Lộc - Quận 4, những khu lao động nghèo ở xóm Củi, ở Thị Nghè, ở Kênh Tàu Hủ ... Tôi tận mắt chứng kiến cuộc sống cơ cực, nghèo khó của người dân ở giữa đô thành Sài Gòn phồn hoa.

Nhưng tôi nghĩ, nếu đất nước này không có những cuộc chiến tranh dài hơn 30 năm vì ý thức hệ, vì dùng bạo lực nhằm thống nhất giang sơn và áp đặt lên toàn bộ đất nước: 1 chế độ chính trị XHCN vừa sơ cứng, giáo điều, vừa phản tiến hóa và lỗi thời theo học thuyết Mác-Lênin, thì chắc chắn miền Nam nói riêng và cả Việt Nam nói chung sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện để xây dựng thành quốc gia thịnh vượng phú cường về kinh tế, dân chủ tự do về chính trị và xã hội.

Và nếu thể chế chính trị của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa tồn tại và sẽ tiếp tục là một quốc gia có chế độ chính trị dân chủ, tiến bộ phù hợp với trào lưu chung của cả nhân loại ngày nay. Về phương diện kinh tế và đời sống xã hội của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, chắc chắn sẽ là một quốc gia công nghiệp phát triển và thịnh vượng nằm trong số những "Con rồng Châu Á" mà cả thế giới biết đến như các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Thái Lan, Hồng Kông.

Mô hình chế độ chính trị Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa trước đây, khi ở miền Bắc tôi được nghe tuyên truyền rằng, đó là một loại hình chủ nghĩa “thực dân kiểu mới” do đế quốc Mỹ dựng nên làm tiền đồn và bàn đạp để tấn công miền Bắc và phe XHCN do Liên Xô và Trung Quốc là những nước anh em đứng đầu.Và các cơ quan tuyên truyền ở miền Bắc còn nói: về kinh tế, Miền Nam Việt Nam là một thị trường để tiêu thụ hàng hóa tư bản ế thừa của các nước phương Tây. Đây cũng là nơi mà bọn tư bản và đế quốc nước ngoài vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẻ mạt của nhân dân. Về đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục…, thì mảnh đất màu mỡ ở miền Nam Việt Nam là nơi để gieo mầm cho văn hóa nô dịch của đế quốc, ngoại bang nảy nở, phát triển. Trên báo, đài phát thanh, sách văn học, sách giáo khoa dạy trong các trường học ở miền Bắc thì đầy dẫy những tuyên truyền về miền Nam là cả “một nhà tù lớn, một trại tập trung khổng lồ”. Ở nông thôn thì nông dân bị kìm kẹp trong các ấp chiến lược với lớp lớp hàng rào dây thép gai bao quanh, với nhiều chòi canh có lính được trang bị súng đạn tối tân canh gác đêm ngày v.v . và . v.v …

Nhưng trên thực tế, khi tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người bà con gia đình hai bên nội, ngoại di cư từ quê hương miền Bắc vào miền Nam từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954. Qua việc đó, giúp tôi có một nhận thức rất khác về đời sống xã hội, kinh tế và chế độ chính trị ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Đó là một xã hội mà cuộc sống nhân dân được hưởng nhiều cởi mở và tự do. Người dân từ nông thôn đến thành thị được sống tự do dân chủ, được hưởng rất nhiều quyền Con người căn bản hơn, như: Có tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do biểu tình - mít tinh, tự do hội họp, tự do sinh hoạt đảng phái chính trị, tự do xuất dương và cư trú trong nước, tự do mưu sinh, tự do ứng cử và bầu cử...

Ngay tại đô thành Sài Gòn có tới hàng chục tờ báo được tự do phát hành, những chủ báo phần lớn là của tư nhân với mọi chính kiến khác nhau kể cả chính kiến đối kháng mạnh mẽ với chính thể nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, như các báo: Đuốc Nhà Nam, Điện Tín, Hoà Bình, Sóng Thần, Tin Sáng, Đại Dân Tộc ... Trong Hạ nghị viện ( Quốc hội ) của chế độ ở Sài Gòn lúc đó có nhiều đảng phái được tham gia sinh hoạt chính trị như: Đảng Đại Việt, Đảng Quốc dân, Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa, Đảng Việt Nam Cách mạng …

Ở các vùng thôn quê thuộc đồng bằng sông Cửu Long nơi tôi công tác, tôi thấy còn rất nhiều những áp phích, bích chương và hình ảnh các ứng cử viên ra tranh cử Hội đồng chính quyền các cấp trong các cuộc bầu cử địa phương được treo, dán la liệt khắp nơi công cộng để dân chúng xem và lựa chọn. Về đời sống kinh tế, thương mại tôi thấy dân chúng được tự do buôn bán, làm ăn. Cuộc sống của họ ở cả thành thị và thôn quê rất sung túc, khung cảnh sầm uất và trù phú.

Thời còn là học sinh ở Hà Nội, tôi đã đọc trên báo chí của Đảng CS (khi đó còn gọi là Đảng lao động Việt Nam) ở miền Bắc đưa tin về các phong trào đấu tranh biểu tình của học sinh, sinh viên miền Nam chống chế độ Sài Gòn rầm rộ trên khắp các đô thị lớn lúc đó, như ở Huế, Đà Nẵng và đặc biệt ở đô thành Sài Gòn. Ấn tượng nhất là những phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe", "Nói cho đồng bào tôi nghe", các phong trào bãi khóa của sinh viên đại học Sài Gòn, của sinh viên đại học Vạn Hạnh phản đối trò bầu cử độc diễn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Các phong trào đấu tranh của các phật tử sôi sục trên các đô thị ở miền Nam, tiêu biểu như vụ tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức ở Phú Nhuận Sài Gòn chống chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Phong trào bãi thị của bà con giới tiểu thương phản đối sưu cao thuế nặng ở chợ Bến Thành Sài Gòn, chợ Đông Ba ở Huế chống chế độ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. . .

Tôi đối chiếu, so sánh với cuộc sống ở Hà nội và cả miền Bắc XHCN thì những thứ "Tự do dân chủ " và đời sống khá giả ấy quả là một sự xa xỉ và hoàn toàn xa lạ đối với người dân miền Bắc. Không bao giờ những nhà lãnh đạo Cộng Sản miền Bắc muốn xây dựng, cũng như "nhân giống" cho nảy mầm phát triển sự tự do đó trên mảnh đất phía bắc khô cằn, khổ hạnh và nghèo khổ này...

Bi kịch lớn của dân tộc ta, tổ quốc ta là ở chỗ cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” đã tốn biết bao núi xương, sông máu của nhân dân cả nước nhằm hủy diệt một chế độ đa đảng dân chủ, tự do, và một nền kinh tế thị trường đã từng tồn tại ở miền Nam VN trước năm 1975, mà giờ đây nhân dân chúng ta đang phải đấu tranh để được đi lại đúng con đường này.

NGUYỄN KHẮC TOÀN
Những ngày cuối tháng Tư 2006

www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:
- Reagan Cao (Friday, May 12, 2006 at 21:45:46)
Kính anh Nguyễn Khắc Toàn,
Tôi rất may mắn sống sót sau cuộc chiến tương tàn. Tôi cũng đã may mắn trốn thoát cảnh nhà tù "cải tạo" tàn độc, nhưng tôi không có đủ can đảm ở lại Việt-nam để tranh đấu cho dân tộc như anh. Anh đã may mắn sống còn sau cuộc chiến. Anh sống quá lâu dưới chế độ Cộng-sản, anh đã từng ở trong bộ đội Cộng-sản, anh cũng đã ở tù Cộng-sản, tất nhiên anh cũng biết quá nhiều về Cộng-sản. Vì vậy chúng tôi rất quan tâm đến những bài viết cuả anh, ông Hoàng Minh Chính, chị Dương Thu Hương, anh Trần Anh Kim.... Chúng tôi kính cẩn cãm ơn những đóng góp của anh và tất cả quý vị cho dân tộc Việt-nam. Đọc bài viết cuả anh chúng tôi biết thêm nhiều sự thật cuả những gì gọi là "giải phóng". Anh và nhiều vị đã nói lên sự thật của lòng mình. Trái lại có rất nhiều cán bộ đã nói dối lại còn dạy hoặc bắt buộc những người khác nói dối: Khi họ vào Nam thấy đời sống phồn thịnh thì họ bảo đó là"PHỒN VINH GIÃ TẠO". Phồn Vinh giả tạo mà thấy gì cũng xin, thấy gì cũng muốn lấy. Nhà bố mẹ vợ tôi họ đã giải phóng giường, nệm, tủ, ván, xe, TV, tủ lạnh, gạo, đường, muối, bột ngọt (mì chính) đầy 7 xe molotova chở về Bắc. Hằng hằng, lớp lớp bao nhiêu gia-đình nhà cửa được "giải phóng" như thế!
Nhìn cảnh đó mà chị Dương Thu Hương chán ngán thốt lên:"ĐÂY LÀ CUỘC GIẢI PHÓNG TÀN BẠO". Nhưng đau đớn thay cho những anh bộ đội, cán bộ có ông bà, hoặc cha mẹ bi bọn Cộng sản ác ôn hành hạ cho đến chết mà vẫn phải cắn răng,nuốt hận vượt Trường sơn vào Nam, cầm súng giết anh em để bọn chúng thỏa mản tham vọng. Tôi may mắn làm sao! Một anh cán bộ quản giáo ở đội tù của tôi, một hôm đang lúc lao động, sau khi đoan chắc không có ai ở gần, anh đến bên tôi, bắt tôi đứng thật nghiêm chỉnh. Nếu có ai ở xa nhìn thấy chỉ nghĩ rằng tôi đang bị anh ấy hạch xách điều gì. Nhưng không, anh nói thật nhỏ đủ tôi nghe:"Anh phải biết giữ gìn sức khoẻ. Đừng nghĩ là lao động tốt mà sẽ được tha sớm! Bố tôi ở Bắc đã bị nhốt trong chiếc cũi, mỗi ngày chỉ được một nắm cơm với mấy hạt muối, phơi nắng, phơi mưa cho đến chết!" Tôi hỏi lại anh ấy:"Như vậy tại sao anh còn đi bộ đội? "Anh trả lời tôi trong xúc động:" Không đi mà được à! Chúng cắt hộ khẩu, cắt tem phiếu; mẹ tôi, em tôi có mà chết!" Rồi anh hét lớn:" Lao động tốt lên!" Anh bỏ đi không buồn ngó lại. Lúc bấy giờ tôi mới thấy thắm thía và hiểu tại sao anh ấy phải ra chỗ "khỉ ho, cò gáy" nầy mà coi tù. Từ đấy tôi bảo các bạn tù đừng gọi các anh ấy là C.Đ.(chó đẻ). Tôi giải thích :"Chúng ta ở tù, còn các anh ấy cùng bị đầy ra chốn khỉ ho cò gáy nầy để coi tù thì không khác nhau gì mấy!" Kính anh cùng quý vị độc giả tôi đã từng nói với bạn bè với tất cả những ai khi có dịp: Sau khi bỏ hai trái bom nguyên-tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật đầu hàng vô điều kiện. Mỹ có quyền bắt tất cả đàn ông Nhật về làm nô lệ, bắt tất cả đàn bà Nhật cho đi làm đĩ để lấy tiền. Nhưng không! Nhật và Mỹ không hề có TÌNH DÂN TỘC NGHĨA ĐỒNG BÀO gì hết, nhưng Mỹ rất anh hùng "KHÔNG ĐÁNH NGƯỜI DƯỚI NGỰA". Còn Việt-nam ta TÌNH DÂN TỘC NGHĨA ĐỒNG BÀO lại "ĐÁNH NGƯỜI NGÃ NGỰA" để hàng triệu đồng bào liều chết vượt biên vượt biển để tìm đất sống. Kính anh và quý độc giả: Đã dến lúc chúng ta nhận ra đâu là bạn đâu là thù, ai là ANH HùNG, ai là TIỂU NHÂN GIẢ NHÂN GIẢ NGHĨA. Biết địch biết bạn, chúng ta tất thắng. Kính chào kiên quyết giải thể đảng Cộng sản gian ác.
- Jack Tran (Sunday, April 30, 2006 at 21:30:08)
Thua Ong Toan!
Doc bai cua ong, toi rat cam phuc ve su nhan xet cua ong qua hon 30 nam,sau ngay dat nuoc duoc goi la"thong nhat".
Xin thua voi ong rang: Cuoc chien vua qua khong phai la cuoc chien"huynh de tuong tan".Vi theo toi nghi, huynh de tuong tan, co nghia la anh em chem giet lan nhau,vi lam lo ma giet hai nhau.
Nhung thua ong! Mien Nam Viet Nam luc ay khong he di xam chiem mien Bac anh em; ma nguoi mien Nam chung toi chien dau de chong lai cai khat mau, doc tai cua che do Cong san, luc do dang de doa thon tinh mien Nam bang moi gia ma ho goi la Giai phong).
Chung toi chien dau va hy sinh cho cai Dai nghia do, nhu chinh cac nha Dan chu o Viet nam cac ong dang thuc hien. Dai nghia o day chinh la TU DO-DAN CHU. Nhung chung toi that bai, chung toi da bi danh bai mot cach dau thuong, ma nguoi ban Hoa ky cua chung toi da tan nhan vo nhan dao, bo roi chung toi giua duong. Trong khi do Mien Bac van nhan duoc tiep te o at cua Nga Cong va Tau Cong. Mot ke co sung va mot ke tay khong. Ai la ke chien thang ? Do chinh la ngay tang quoc Mien Nam 30/04/1975. Dat gia su,neu nhu, Mien Nam hoi do chien dau va chien thang "giai phong" cho dong bao Mien Bac;thi mot dieu toi cam chac voi ong, ong va cac nha dau tranh dan chu se khong ra tu va ngoi tu nhu ngay hom nay. Va ung mot su that, ma toi bao dam voi ong,toan the dat nuoc Viet Nam chung ta se khong thua gi cac nuoc lan can nhu Thai lan, Singapore ma ong da ke.Vi chinh ban than toi da tung ra nuoc ngoai trong nhung nam 1960-1965, lam viec tai Thai Lan, Singapore, Mala-ai (Malaysia), Phi luat Tan. Trong nhung nam ay, Mien Nam , chi rieng Mien Nam thoi, van co doi song bang hoac cao hon cac nuoc nay. Toi lay mot thi du rat don so nhu the nay,trong nhung nam ay,ve nganh the thao:da banh.Doi tuyen da banh Viet Nam da tung thang doi tuyen da banh Dai han (hoac con goi la Han quoc) de chiem vo dich A CHAU. Vay ma gio day sau 30 nam,chung ta khong thang noi Thai Lan. Trong khi do Dai Han da vuot troi hang tram lan xa hon doi tuyen Viet Nam,la ho da thuoc loai hang tam quoc te. Chi co so sanh nho nhu the thoi , du de thay dat nuoc Viet chung ta thut hau nhu the nao roi. Su mang chien dau de bao ve Tu DO-Dan chu cua MIEN NAM truoc kia chung toi da that bai. Gio day chung toi hy vong rat nhieu vao the he tre sau nay va nhom dau tranh Dan chu cua cac ong; de dat nuoc Viet som co ngay duoc that su co tu do -co mot nen dan chu, ma anh em chien si Quan doi Viet Nam Cong Hoa da anh dung chien dau va bi nga guc.
Mot lan nua xin ong hieu: chung toi khong he chem giet anh em (huynh de tuong tan) ,ma cuoc chien cua chung toi chi de bao ve 4 chu quy gia nhat do la:TU DO-DAN CHU. Can but.
Jack Tran, USA.
- Hanh, Phan Thiet (Friday, April 28, 2006 at 17:05:15)
Con nguoi co nhan cach, can dam nhin ra su that va dam dan than. Anh can dam hon tuong Giap day chu! Cho den bay gio ong ta chua dam xac nhan cong trang cua ong ta chi la dieu vo ich, chua noi den la bi kich cua dan toc: "nhat tuong cong thanh, van cot kho". Ai con huyenh hoang trong mau ao CS luong tam nguoi do chua thuc tinh.
- Cao Phan (Friday, April 28, 2006 at 11:39:15)
Toi hoan nghenh long can dam cua anh truoc su doc tai va nanh vuot cua cong san. Nhung nhan dinh vo tu va khach quan cua anh neu len cung la nhung dieu chung ta dang dau tranh de doi hoi cong san VN phai thua nhan va dung bung bit nua. Chuc anh vui khoe va vung tam.
- Lữ Thế Gia, Canada (Friday, April 28, 2006 at 07:49:54)
Anh Nguyễn Khắc Toàn thân mến,
Trước hết tôi bày tỏ lòng quý mến đối với anh qua việc anh giúp đỡ dân nghèo chống bất công và can đảm tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam bất chấp bị tù đầy và khủng bố.
Những nhận định và dẫn chứng ở trên của anh sẽ làm sáng mắt, sáng dạ những người còn chưa phân biệt
được tổ quốc quê hương với đảng Cộng Sản độc tài, hại dân, hại nước, chuyên tuyên truyền bịp bợm. Chúc anh luôn khỏe mạnh và bền chí.

Trở về trang chính

Chân    thành    cảm    tạ    qúy    vị    ghé    thăm    trang    nhà    website    Tự    Do    Thông    Tin    Ngôn    Luận    cho    toàn    dân    Việt Nam

Copyright © 2006 www.tdngonluan.com / Email: tdngonluan@yahoo.com  -  All rights reserved.