“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình”
(Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982).
(Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
D
I Ễ N Đ À N LTS: Ông Hà Sĩ Phu tên thật là Nguyễn Xuân Tụ, một khuôn mặt trí thức nổi tiếng qua những bài viết nói lên những trăn trở của ông trước tình trạng tụt hậu của đất nước và con người Việt Nam trong chế độ Cộng Sản. Năm 1985, ông bị chế độ bắt giam hơn một năm tù và quy chụp cho ông tội “tiết lộ bí mật nhà nước” nhưng thực tế chỉ vì nhà cầm quyền muốn dập tắt một tiếng nói dân chủ. Một trong những bài viết nổi tiếng của Hà Sĩ Phu là “Dắt Nhau Ði Dưới Tấm Bảng Ðường Của Trí Tuệ.” Ông hiện sống với vợ tại Ðà Lạt trong tình cảnh đạm bạc và luôn bị công an sách nhiễu, thậm chí hành hung. -ÐQAThái: Nhà cầm quyền Việt Nam vừa bắt giữ hai nhà đấu tranh dân chủ là Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim. Vụ bắt này xảy ra chỉ cách chưa đầy một tháng vụ bắt Luật Sư Lê Công Ðịnh và một số nhà đấu tranh dân chủ khác. Xin nghe ý kiến của ông về vấn đề này? -Hà Sĩ Phu: Ðúng là đang có một đợt bắt bớ mới, rầm rộ đến mức một anh bạn tôi ở Hà Nội, một người không hề có hoạt động dân chủ nào, cũng gọi điện thoại cho tôi, vì thấy “đợt đàn áp” này đang lan tràn dữ quá nên cũng lo cho tôi. Những người bị bắt vừa qua chủ yếu thuộc hai giới: giới luật sư và giới hoạt động dân chủ, nhưng tất cả có một điểm chung là đều liên quan đến quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. -ÐQAThái: Tất cả những người bị bắt đều đã từng lên tiếng về việc Trung Quốc lấn chiếm vùng biển Ðông thuộc chủ quyền Việt Nam, cũng như báo động về sự hiện diện của công nhân Trung Quốc tại cao nguyên nhằm khái thác bauxite. Ông có nghĩ là loạt bắt giữ này nằm trong mục đích của nhà cầm quyền để răn đe những người chống Trung Quốc đồng thời chặn đứng phong trào chống Trung Quốc có thể lan rộng tại Việt Nam? -Hà Sĩ Phu: Mục đích thì có nhiều. Tất nhiên theo báo chí nhà nước thì đó là vì những lý do rất quen thuộc có vẻ rất chính đáng như “trừng trị những kẻ phạm pháp, gây rối an ninh, mưu toan chống nhà nước.” Nhưng lẽ thường chẳng mấy ai tin vào những lý do công khai ấy, mà cứ phải bàn tán để tìm xem mục đích thật là gì, quan trọng là cái gì ở phía sau kia? Căn cứ vào những diễn biến thực tế trong suốt vài năm qua, nhiều tác giả ở trong và ngoài nước gần đây đã nhìn ra khá đủ những uẩn khúc bên trong các vụ bắt bớ ấy. Cụ
thể là: - Phải khẩn cấp đáp ứng ngay những chỉ thị của Trung Quốc mà nhân vật thứ 2 của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc là Lý Nguyên Triều vừa sang Việt Nam truyền đạt. - Phải làm cho Trung Quốc yên lòng rằng những thỏa thuận ngầm của hai đảng vẫn được áp đặt lên nhân dân Việt Nam một cách trơn tru, có trở ngại gì thì phía Việt Nam cũng xin hứa sẽ san bằng hết. - Ðây là đòn “rung cây nhát khỉ” để các đảng viên và trí thức tiến bộ trong nước hãy nhìn đấy mà coi chừng, đừng có phản biện quá trớn. - Phải dằn mặt cho cả giới luật sư đừng có ảo tưởng đem luật phổ quát của nhân loại vào khu rừng luật của Ðảng Cộng Sản cầm quyền. - Người ta cũng lo sợ trước sự đồng thuận và liên kết của các tầng lớp trí thức và nhân dân, lo sợ trước sự xuất hiện của các tổ chức, thậm chí các đảng phái, v.v... -ÐQAThái: Chừng ấy đã đủ là một mũi tên trúng nhiều con thỏ rồi phải không thưa ông, hay còn điều gì uẩn khúc nữa? -Hà Sĩ Phu: Nói như thế đều trúng cả, nhưng gom lại vẫn chỉ nằm trong hai mục tiêu lớn mà thôi. - Người ta đã “đọc” thấy trong đầu những nhà lãnh đạo Việt Nam hai mối lo lớn, lo sợ làn sóng Dân Chủ và lo sợ làn sóng chống Trung Quốc. - Hai mối lo ấy bắt nguồn từ hai vấn nạn căn bản nhất của xã hội Việt Nam hiện nay là không Dân Chủ và không Ðộc Lập. Muốn có dân chủ phải chống lề thói toàn trị. Muốn có độc lập phải chống nạn Bắc thuộc đang hiện hình. - Hai mặt trận đấu tranh ấy của nhân dân có hai kẻ thù đều là giặc: giặc nội xâm và giặc ngoại xâm. Hai giặc này đang liên kết với nhau và sử dụng nhân dân hai nước để củng cố quyền lực và làm giàu. Như tôi đã nói nhiều lần, chủ nghĩa Cộng Sản ngự trị được ở Việt Nam là do ký sinh vào chủ nghĩa yêu nước, hút sinh lực từ lòng yêu nước của nhân dân. Trước đây nhiều người đã nghĩ rằng đất nước sẽ dần dần thoát khỏi chủ nghĩa ảo tưởng phi khoa học ấy bằng con đường dân chủ hóa và đổi mới toàn diện. Nghĩ thế cũng đúng nhưng chưa thật trúng. Ngày càng rõ rằng chủ nghĩa ấy đã vào bằng đường nào sẽ phải ra bằng đường ấy: đã mượn đường giành độc lập để vào thì sẽ được trào lưu giành độc lập-bảo vệ dân tộc trục xuất, “tiễn đưa” ra. Sự có mặt của người Trung Hoa trên đất nước này phải chăng là do trời đất xui khiến đến như một nhân tố tiền định để hoàn thành cho xong công đoạn tống xuất có tính lịch sử ấy? Hoặc là dân Việt Nam sẽ có cả độc lập và dân chủ trong sáng hoặc là mất trắng cả hai. Những lời “canh bạc cuối”, “tỷ lệ năm ăn năm thua” thiêng như lời sấm vậy, báo hiệu mọi điều đều có thể xảy ra. Tóm lại, dù bắt Lê Công Ðịnh hay Nguyễn Tiến Trung, bắt Trần Anh Kim hay cấm Lê Trần Luật hành nghề luật sư, v.v... với tội danh này nay tội danh khác cũng đều không ra ngoài hai phạm trù căn bản nói trên. -ÐQAThái: Thưa ông, hai cuộc cứu nước, giành độc lập để rước chủ nghĩa và “tiễn” chủ nghĩa ấy có gì khác nhau? -Hà Sĩ Phu: Ðã bị nạn ngoại xâm (dù kiểu cũ hay kiểu hiện đại) thì nhân dân đều mất quyền làm chủ đất nước và đều gọi tắt là mất nước. Nhưng thời thuộc Pháp ta chỉ mất nước nhưng không mất Dân Tộc, vì Pháp không có khả năng đồng hóa Dân Tộc Việt Nam. Một khi Dân Tộc còn thì lòng yêu nước vẫn còn, và còn khả năng kháng chiến để giành lại nước. Nhưng ngày nay, nếu mất nước thì e sẽ mất luôn cả Dân TộcTính! Chưa cần chứng minh bằng cách đi sâu vào lý luận, vào giáo lý Khổng Mạnh và văn hóa Trung Hoa. Chỉ cần tưởng tượng hàng vạn (biết đâu sẽ không hàng triệu) người Tàu tràn vào, lúc đầu là chiếm chỗ lao động rồi ở lại, mỗi chàng lấy một, hai hoặc ba người vợ Việt Nam bất cứ già trẻ miễn có thể sinh đẻ (hiện tượng này đã xảy ra rồi). Rất nhiều phụ nữ Việt Nam đang nghèo đói, lấy Tàu tại chỗ chẳng hơn phải sang làm nô lệ tình dục ở tận Ðài Loan, Nam Hàn, Campuchia ư ? Những đứa trẻ sinh ra sẽ là Tàu hay là Việt, có lòng yêu nước nữa không, yêu nước Tàu hay yêu nước Việt? Bị Hán hóa là mất Dân Tộc. Mất Dân Tộc thì đau đớn hơn mất nước vì không bao giờ tìm lại được đất nước nữa mà vĩnh viễn trở thành quận huyện! Suốt bốn nghìn năm lịch sử Việt Nam, người Tàu không thực hiện được điều này, vì khi xưa còn thiếu một chủ nghĩa “Quốc Tế Vô Sản Ðại Ðồng” để tiếp tay cho những kẻ thống trị (mà Mác vẫn tưởng là mình tiếp tay cho dân nghèo), cái chủ nghĩa giúp người nọ chiếm của người kia, nước nọ chiếm của nước kia cứ ngọt xớt, nó có tài biến sự chiếm đoạt thành sự tự nguyện hiến dâng, nó cứ nhân danh một người nào đó là y như rằng sẽ chiếm lĩnh được người ấy, thôn tính được người ấy. Không có chủ nghĩa Mác thì người Trung Hoa làm sao ký được 16 chữ vàng để ùa một cái tiến vào tận gan ruột Tây Nguyên giữa nước Việt Nam? -ÐQAThái: Theo nhận định của ông, não trạng của giới lãnh đạo hiện nay tại Hà Nội ra sao mà họ lại để Trung Quốc hành xử ngày càng ngang ngược với Việt Nam, bằng chứng gần nhất là bắt giữ, ngăn chặn ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của tổ quốc chúng ta? -Hà Sĩ Phu: Mặc dù biết sự tha hóa của quái ác quyền lực (nghĩa là khi có quyền lực người ta có thể biến chất thành một cái gì hoàn toàn khác, Lênin cũng nói vậy), nhưng tôi không tin rằng tất cả những người cầm quyền có thể đồng thuận một cách sai trái trước một nguy cơ quá lớn mà lại quá sơ đẳng như vậy. Nhất định trong thâm tâm một số người có sự giằng xé, nhất định trong nội bộ phải có sự phân liệt ý kiến. Nhưng tại sao cuối cùng “con tàu” vẫn cứ một chiều lao tới không thể dừng? Chỉ có thể giải thích rằng yếu tố ngoại lai quá mạnh. Kẻ đã yếu bao giờ cũng phải lo xa, nhưng nhà nước Việt Nam toàn đi nước cờ muộn mằn, ngay ông Dương Danh Dy cũng đã công nhận ta luôn ấu trĩ ảo tưởng nên bị lừa rất sớm. “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn” huống chi một chú nai vàng ngơ ngác đã bị con báo nhảy lên lưng? Ðiều nguy hiểm là tình thế đã muộn, khó gỡ lại đang bị đẩy cho tăng tốc, dồn dập, cấp tập, cốt tạo ra “sự đã rồi,” để tình thế không thể đảo ngược! Ðã tàn ác thì phải tàn ác cấp tập ngay từ đầu , để sau đó sẽ nới ra một chút để tỏ lòng nhân ái, ấy là mẹo Machiavel. Thế nước như vậy chỉ có nhân dân mới làm thay đổi được. Nhân dân như vị tướng tài, như người khổng lồ vẫn bị giam lỏng, có thả vị tướng “vạn địch nhân” này ra mới cứu được nước. -ÐQAThái: Trước tình hình Trung Quốc ngày càng tỏ dấu hiệu bá quyền với Việt Nam, đồng bào mình trong và ngoài nước có thể làm được gì? -Hà Sĩ Phu: Tôi không dám bày vẽ gì hết, nhưng từ những điều vừa nói trên tất nhiên ta phải suy nghĩ như sau: Cần làm cho mọi người Việt Nam tỉnh giấc để nhận ra tình huống rất bất thường của dân tộc mình trước nạn nội xâm và ngoại xâm đang ráo riết câu kết, đang có nguy cơ trở thành “sự đã rồi.” Lịch sử không cho thoát một ai, không châm chước cho ai ngủ gật hay giả vờ ngủ gật, hoặc thế này, hoặc thế kia đều phải trả giá trước lương tâm và trước lịch sử. Chỉ có nhân dân mới cứu được nước. Cần phát triển một xã hội dân sự cường tráng mới phát huy được sinh lực của dân. Xã hội dân sự cần bảo vệ hai trụ cột là giới luật sư dân chủ và giới nhà báo dân chủ (tức đệ tứ quyền). Muốn phá xã hội dân sự tất nhiên phải phá hai trụ cột này. Cụ thể trước mắt cho thấy không có luật cho minh bạch thì người này có thể hiếp đáp người khác, nước này có thể hiếp đáp nước nước, thủ tướng có thể lạm quyền, tổng bí thư đảng có thể lộng quyền (Luật Sư Lê Công Ðịnh đã có kế hoạch kiện Trung Quốc tội đàn áp ngư dân Việt Nam). Kẻ phi nghĩa và xâm lược muốn triệt giới luật sư dân chủ là phải. Cần dẹp mọi tị hiềm, mọi thù oán để hướng vào vận mệnh đất nước, không hy sinh được một chút niềm riêng thì đừng nói chi điều đại nghĩa? Hầu hết các trường hợp bị bắt, bên cạnh điều đáng khen đều có điểm đáng để rút kinh nghiệm mà tự phê phán, đều sa vào cùng một bẫy như nhau. Cứ hữu dũng vô mưu (mưu đây là trí tuệ), chủ quan, ngoại vọng, không chịu nghiêm túc học hỏi thì khi hữu sự sẽ thất bại, và có thể cũng mất luôn cả dũng. Lịch sử tự nhiên đã gắn Dân tộc với Dân chủ. Các vị tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sĩ Nguyên, Lê Văn Cương …vốn chưa phải là người Dân chủ, nhưng trước vận nước đã dũng cảm nói những lời đanh thép. Tự thân sự phản biện khẳng khái ấy đã mang nghĩa Dân chủ, xứng đáng làm gương cho các trí thức, giới trẻ và toàn dân. Nếu những vị tướng QUÂN SỰ ấy trở thành những vị tướng DÂN SỰ, làm chỗ dựa tinh thần cho một một xã hội Dân sự đúng nghĩa, thì, nói theo kiểu người xưa, lo chi việc lớn không thành? -ÐQAThái:
Cám ơn ông đã trả lời phỏng vấn của Người Việt. |