LM
Lý nhận định về ý kiến của Carl Thayer
Tuyên Ngôn 2006 là nỗ lực lớn cho Dân Chủ
Xin
quý vị mở Loa âm thanh để nghe Lời Bình Luận
Có người nhờ Lm NVL bình luận vắn tắt
về bài viết của AFP 19-4-2006 :
Ý
kiến của Lm Nguyễn Văn Lý, Huế
(20 & 22 Apr 2006) :
1/-
Trong một Đất nước mà bất cứ ai bất đồng chính kiến cách công
khai đều rất khó gặp nhau và không thể trao đổi thông tin
cho nhau dễ dàng... thì để có một chương trình hành động chung
là điều chưa thể thực hiện dễ dàng được. Lần đầu tiên, sau
hơn 60 năm, Nhóm 118 mới liên kết được với nhau trong một
Tuyên ngôn chung ngày 08-4-2006. Đó đã là một
nỗ lực rất lớn rồi.
2/- CSVN luôn
tìm mọi cách để phân hoá hàng ngũ các nhà đấu tranh. Do đó
việc chia rẽ là điều đương nhiên phải xảy ra trong quá trình
trưởng thành của bất cứ tổ chức nào. Tuy nhiên, các nhà Dân
chủ chân chính một lòng vi Dân – vì Nước luôn biết cách để
vượt qua các trở ngại nầy.
3/- Ở bên ngoài
chế độ CSVN để chê trách và chỉ dạy các nhà Đấu tranh cho
dân chủ trong chế độ ấy là không khó mấy. Một người bình thường
từ Úc nhìn vào VN đều có thể thấy các điều ông Carl Thayer
viết. Đảng CSVN rất cảm ơn “sự thông thái, sâu sắc” của ông
ấy nhiều, vì các nhận xét của ông cũng làm lợi cho CSVN không
ít. Một số khá đông các phóng viên nước ngoài thường vô tình
hay cố ý làm lợi cho CSVN cách ngây thơ tương tự. Liệu họ
thật lòng thương người Dân VN được đến đâu ? Tất nhiên các
nhà Dân chủ VN cũng rút ra được các kết luận cần thiết. Xin
cảm ơn.
4/- Hai nhận
định của AFP :
(a)- “Hà Nội chẳng có lý do gì phải sợ một phong trào
chỉ muốn hợp tác hơn là chống lại chế độ”.
(b)- “Các nhân vật đối kháng ở Việt Nam “chấp nhận - một
cách không thay đổi và chân thật - vai trò chính (chính trị)
của đảng CSVN.” (Ông Carl) Thayer nói. “Nhìn chung
các nhân vật đối kháng chính trị muốn cải cách hệ thống (chính
trị) hiện tại, chứ không đòi lột xác hay lật đổ.”
là hoàn toàn sai lầm ;
và những ai, bất kể vì lý do gì, có các nhận thức tương tự
chỉ trở nên các “cộng tác viên không lương” được
CSVN luôn đón tiếp nồng hậu.
Hơn 60 năm qua Đất Nước VN đã bị gia tăng quá nhiều khổ đau
tan nát bởi các nhận định phần nào quá hời hợt và rất tai
hại như thế. Liệu hơn 60 năm qua, đã có được mấy phóng viện
nhận thức cho thật chính xác về Ông Hồ Chí Minh và chế độ
CSVN ? Một bài học quá đắt giá như thế mà hôm nay các đồng
nghiệp kế nghiệp của họ vẫn còn vô tình hay cố ý muốn tiếp
tục làm khổ thêm Dân tộc VN sao ? Quý vị nhận thức sai, chỉ
làm cho hãng thông tấn của quý vị mất đi vài độc giả, nhưng
lại làm cho Dân tộc chúng tôi tiếp tục gia tăng khổ đau chồng
chất !
Xin chân thành cảm ơn quý vị. Đặc biệt luôn ghi ơn các Bình
Luận Gia và các Phóng viên biết khôn ngoan tìm mọi cách giúp
đỡ Dân tộc VN sớm thoát khỏi Bóng Ma CS thật sự.
|
|
Nguyên văn bản tin bằng Anh
ngữ :
Vietnam's
divided dissidents no major threat to regime
Didier Lauras
(AFP) HANOI, April 19 2006
Vietnam's communist rulers ban and routinely punish political
criticism, yet they have not been seriously challenged by a
dissident movement that is divided by separate agendas, say
analysts.
Disenchanted party members and former revolutionary soldiers,
religious activists and cyber dissidents have all criticised
the regime. Many have been harassed and jailed, only to continue
their efforts once released.
Yet state repression and the isolation of, and differences between,
the activists themselves have so far prevented them from speaking
with one voice, even some of the regime's most prominent critics
admit.
"Vietnam's
political dissidents are more like a virtual network than a
discernable group or movement," said Carl Thayer, a
Vietnam expert with the Australian National Defence Academy.
"Generally (they) have acted alone or in small groups in
publishing and circulating their reform proposals," he
wrote in a recent paper.
Nguyen Van Ky, an independent Paris-based researcher, agreed.
"The lack of a (common) platform, of a structure that would
channel legitimate and democratic demands, and the lack of united
action deprive opponents of collective momentum," he said.
Vietnam, one of five remaining communist-ruled states, permits
no rival parties or independent media.
This month it rejected a call from the US Congress to free cyber-dissident
Pham Hong Son from a five-year jail term for translating and
publishing online a US State Department article entitled "What
is Democracy?"
In March, Paris-based media watchdog Reporters Without Borders
said,police stormed a Hanoi cybercafe and arrested a person
for chatting about democracy in the fourth such arrest in five
months. Hanoi denied the report.
At this week's 10th party congress, General Secretary Nong Duc
Manh accused "hostile forces" of a "conspiracy
of peaceful evolution" --euphemisms for what Hanoi sees
as interference by the West and critics in the Vietnamese diaspora.
These hostile forces, he charged at the opening of the crucial
five-yearly-event, were "using the words democracy, human
rights, nation and religion in an effort to change the political
system in our country."
London-based rights group Amnesty International in 2003 published
a Vietnamese politburo directive ordering state agencies to
remain vigilant against forces seeking the collapse of the government,
lest Vietnam follow the path of former Soviet bloc regimes.
Amnesty criticised the "paranoia" of Vietnam's ruling
elite -- but some observers say Hanoi has no reason to truly
fear a movement that, despite its anger, wants to work within
more than against the regime.
Vietnamese dissidents "invariably and naively concede a
major role to the Vietnam Communist Party," said Thayer.
"Generally Vietnam's political dissidents favour reform
of the existing system, not its transformation or overthrow."
Thayer said that "perhaps the most trenchant criticism
that can be levelled at Vietnam's political dissidents is that
they have not articulated a programme of political reform."
"Much of the writing by intellectuals and cyber dissidents
seems aimed at themselves, the overseas Vietnamese community
or sympathetic foreign NGOs (non-government organsations) and
their governments," he said.
Vo Van Ai, head of the Paris-based International Buddhist Information
Bureau, one of Hanoi's fiercest critics, agreed that "dissidents
in Vietnam have common aims, but no common agenda."
"They all talk about democracy but have very different
perceptions about what democracy means."
He said Hanoi dissidents "themselves admit that they are
beginners in this domain, having only very recently engaged
in real debate of ideas."
"The anti-communists, on the other hand, both inside and
outside Vietnam, use human rights and democracy as political
tools in the struggle against the Hanoi regime rather than as
a fundamental objective."
|
www.TDNgonLuan.com
hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com
hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit"
để gởi đi. Trân trọng:
Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ:
-
Tran Long Quan (Wednesday,
September 6, 2006 at 19:18:59)
Thật là đơn điệu, khoa bảng, xa rời thực tế và lịch sử trong những
nhận định của một Chuyên Gia về International Relations, một người
học nhiều ngôn ngữ từ Thái, Việt, v.v.. và phụ trách về việc nghiên
cứu về Đông Nam Á như giáo sư Carl Thayer. Những kết quả thăm dò
của ông dựa vào những tin tức cung cấp một chiều từ những chế độ
giả trá, độc tài phi nhân tính mà đã thống trị những đất nước nghèo
khổ ở Đông Nam Á từ hơn nữa thế kỷ nay. Trải qua những giai đoạn
lịch sử của những nước đau khổ, nghèo đói, lạc hậu và dưới ách độc
tài ở Đông Nam Á, ông Carl đã dựa trên cái công thức nào (hay những
công thức do chính ông đưa ra và cầu chứng để đem vào cơ cấu giáo
dục chính trị đại học ?) để đưa ra những nhận định thiển cận đến
như vậy ? Trước khi Công Sản cưỡng chiếm chính quyền, ông có thể
chưa sinh ra đời, ông đã biết gì về lịch sử Việt Nam và nhất là
quá trình du nhập và phát triển của đảng CSVN ? Trừ trường hợp những
người sinh ra có một nhãn quan đặc biệt để bình luận hay nhận định
tình hình chính trị, ngoài ra đều phải đi qua quá trình thu thập,
tìm hiểu, phân định và đúc kết, nhưng vẫn chỉ là ý nghĩ của một
cá nhân. Cái khác là ý kiến của một Ph. D thì luôn được coi trọng
và hỗ trợ bằng những lý luận của kẻ được ăn học và xuất phát từ
dòng họ khoa bảng, một hình thức biết dùng để phục vụ cho con đường
quan lộ cá nhân. Chính trị mà không có nhân quyền đi đôi thì chính
trị đó đã mang lốt của chuyên chế độc tài rồi. Ông Carl đã biết
gì về những chính sách của CSVN sau năm 75, giai đọan mà đảng CSVN
đi đến cao điểm của sự tự đắc trong quá trình mị dân và mị thế giới
? Bao nhiêu người đã chịu sự trả thù ? Tiếp theo bằng những sự chuyển
đổi từ vị trí của kẻ chiến thắng với "cái chính nghĩa"
vì dân tộc, những kẻ mà trước 1975 họ đã hoành hành tại Miền Bắc
với bàn tay sắt, nhưng chỉ sau khi cưỡng chiếm Miền Nam thì những
kẻ này không còn ẩn dấu được vì sự quyến rũ của vật chất và tham
vọng quyền bính. Họ đã biết cái gương của những tài phiệt Đỏ Trung
Quốc và hậu 1975 là cơ hội bằng vàng để bù đắp cho sự nhịn khát
bao năm vì Miền Bắc đau khổ và cạn kiệt vì chiến tranh, miền Nam
là một thiên đàng cho những con đĩa khát máu CS này.
Người ta luôn nói rằng nghe không bằng thấy, thấy không bằng hiểu,
mà hiểu không bằng nhận xét đúng đắn trung thực, cái khôn mẫu phân
định của ông Carl quá nông cạn, cái khoa bảng mà ai cũng đã biết
nơi những giáo sư tại những đại học Mỹ thời phản chiến Việt Nam.
Ông Carl là một tái diễn của giai đoạn mà nay những giáo sư ấy phải
im lặng trước sự thật, cái khác đó là thế hệ "học trò"
như Carl đã không học và hỏi, học mà không hỏi thì đơn điệu và cố
chấp, đóng khung và tự hào với những khôn mẫu bình luận trưởng giả
trong những điều kiện và môi trường tự do thừa thải, tiền hô hậu
ủng, của kẻ nức lòng vì luôn được tiếp đón như thượng khách và những
lời phát biểu được tạc vào bảng vàng.
Than ôi ! ông Carl có biết rằng cái chính trị của ông, những lờinói
của ông mà nếu 84 triệu dân Việt Nam có được chút tự do, dù chỉ
một phần ngàn cái tự do nơi ông được sinh ra, thì ông sẽ biết và
hiểu được những tư tưởng vì dân tộc, vị nhân sinh, hy sinh vô điều
kiện và bằng chính mạng sống và gia đình, những can đảm của 3 thế
hệ hiện tại ở VN đang nỗ lực trong muôn vàn khó khăn, kìm kẹp để
chuyển tiếng noí đi toàn quốc VN, có đâu sự dễ dàng như những nhận
định của ông mà chỉ trong ít phút được gửi đến mọi nơi, cái điều
kiện tất yếu mà ông có để đem cái nhận xét của ông khi khắp nơi
thì không ai trong 84 triệu người VN có được, và có lẽ họ đã bị
tiếm mất từ lúc ông chưa lọt lòng.
May mắn thay cho thế giới này, những gì thuộc về nhân bản luôn mạnh
mẽ và được khắp thế giới ủng hộ,
bất kể Châu nào, chủng tộc màu da nào, nơi mà đã và đang chịu ách
độc tài, kìm kẹp. Há ông không hiểu quy trình của civilization trên
cái hành tinh này hay sao ? Thật bất hạnh cho những sinh viên nếu
đang theo học về khoa học chính trị trong những trường mà có những
kẻ đơn điệu như vậy, chưa nói đến những thanh niên Việt Nam nếu
có những ý tưởng khác thì khó mà thành công trong phân khoa chính
trị tại những trường họ đang theo học. Cái tự do cũng đã không có
ý nghĩa nơi những trường mà có ông Carl ảnh hưởng rồi. Phật Thích
Ca phải đi qua 4 cửa thành mới hiểu chúng sinh, Chúa Giêsu phải
chịu bao kẻ biệt phái chống đối trù dập để có một giáo tình thương
cho nhân loại, Thánh Ghandi đã sống với dân chúng thế nào để có
những ảnh hưởng mà bạo lực phải lùi bước, Mục Sư Martin Luther King
đã trải những yêu thương và thổn thức của con tim thế nào để dù
là một người Da Đen đả đánh động đến cả thế giới và được ngưỡng
phục ? Tóm lại, những gì phát xuất từ một căn bản nhân sinh cho
con người những nhận định nhân bản và thực tế. Những nhận định của
của ông Carl, như Cha Lý đã nhận xét, đã làm tạo
cho con thú CS thêm niềm tin là nó đang hành hạ, đàn áp, giết người,
thống trị dân tộc bằng cái chính sách giả trá, mất nhân tính, lừa
phỉnh cả dân tộc hơn nữa thế kỷ và đang lừa phỉnh bị mắt thế giới
để chiếm lấy phần thắng và sự trường tồn của cái căn bản thú tính,
vô tín ngưỡng, vô tổ quốc, xôi thịt và quan lại quyền bính. Nếu
ông Carl có mặt trong những buổ bắt bớ lấy cung, nếu ông chính mắt
thấy được những cảnh cướp đất mà người dân đã mất hơn nữa cuộc đời
để đòi lại, nếu ông biết được ai đã lấy tiền của những tổ chức bán
con nít, thiếu nữ để đem ra nước ngoài, và nhất là nếu ông sẽ sống
trong một cái nhà mà chung quanh công an CS canh chừng 24/24, ông
bị triệt mất cái internet, cái máy điện toán, cái quyền đi lại,
cái quyền suy nghĩ và ngôn luận, v.v... thì chắc chắn là những bài
nhận định của ông sẽ chuyển góc 180 độ mà phản ảnh cái tiếng nói
của 84 triệu dân, không phải là phản ảnh từ những tin tức mà đã
được chuẩn bị kỹ càng do hệ thống tuyên truyền của CS cung cấp cho
ông bao lâu nay để cho ông có được vị trí cao trọng trong cái xã
hội tự do mà ông may mắn được sinh ra, và lớn lên. Cái tự do mà
ông được hưởng đó đã chẳng làm cho ông trưởng thành, hay chỉ là
một sự tăng trưởng trong khoa bảng và xa rời thực tế
và đau khổ. May mắn thay cho nước Úc, ông đã chẳng thể đem cái thiên
kiến của ông về CS để ứng cử mà lãnh đạo một đất nước giàu lòng
nhân đạo đã chứng kiến một cộng đồng Việt Nam tỵ nạn CS đã và đang
góp phần trong sự phồn thịnh chung của quốc gia.
-
Lữ Thế Gia, Canada (Sunday,
May 7, 2006 at 22:56:44)
NÓI THÌ DỄ MÀ LÀM THÌ KHÓ, nhất là đấu tranh chính trị trong nước
cộng sản. Phải sống dưới chế độ cộng sản và đi tù cải tạo thì mới
thấy cộng sản đàn áp người bất đồng chính kiến tàn bạo ra sao. Mong
những người chưa biết rõ cộng sản đừng vội lên tiếng làm hại công
cuộc đấu tranh giành lại tự do dân chủ của dân tộc VN. Trước
sự đàn áp, khủng bố ngày đêm của công an, chó săn", mà các
nhà dân chủ đã ra được bản tuyên ngôn với 118 chữ ký của đủ các
thành phần dân chúng--từ trí thức, tu sĩ đến công nhân, cựu quân
nhân, cựu đảng viên CS, vv --đã là một kỳ công chưa từng có dưới
chế độ Việt Cộng trong hơn 60 năm qua. Sự kiện này đã làm nức lòng
dân chúng trong nước cũng như tại hải ngoại. Bằng chứng là chỉ sau
một thời gian ngắn đã có hàng chục ngàn người ký tên ủng hộ và danh
sách càng ngày càng dài thêm. Lòng quả cảm, vì dân, vì nước của
các nhà dân chủ--thể hiện qua Bản Tuyên Ngôn Tư Do Dân Chủ 2006--luôn
được toàn dân cảm phục và ủng hộ.
Trở
về trang chính
|