“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình” (Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
D I Ễ N Đ À N
Phát biểu trên diễn đàn Đàn Chim Việt ngày 10/4/06 về Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ của 118 chiến sĩ Dân Chủ, chúng tôi có nói là những đòi hỏi ghi trong tuyên ngôn không thể nào Hànội dám nhượng bộ. Chỉ nguyên cho tự do báo chí không thôi cũng là tự siết cổ mình rồi. Thì chỉ hai hôm sau được tin, đã có một tờ báo in 27 trang xuất hiện ngay ở trong nước mà không đợi ai cho phép. Đó là bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra ngày 15/4/06... do linh mục Chân Tín làm “tổng biên tập”. Trong lời mở đầu ông đã minh định rằng mục đích của tờ báo nhằm khẳng định và thực hiện những quyền dân sự và chính trị đã được ghi trong Công Ước Quốc Tế (điều 19, 2) do Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966. Ai cũng biết Chân Tín là một trong 15 linh mục Công Giáo ký bản tuyên ngôn, cùng với 117 vị khác và đã cùng với 3 linh mục ở Huế kêu gọi tẩy chay bầu cử theo kiểu đảng cử dân bầu. Nhưng ít người trẻ biết Chân Tín có một quá trình đấu tranh cho tự do dân chủ bắt đầu từ 40 năm trước. Thời Đệ Nhị Cộng Hòa ông đã có tờ Đối Diện, rồi Đồng Dao, và sau 1975 có tờ Đứng Dậy sớm bị bắt “nằm xuống”. Chân Tín tên thật là Nguyễn Tín, sinh ngày 15/11/1920 là linh mục Công giáo thuộc dòng Chúa Cứu Thế chuyên về giảng thuyết. Ông là một nhà hùng biện nổi tiếng. Đầu thập niên 90 thế kỷ trước ông đã làm say mê thính giả tại giáo đường nhà dòng tại đường Kỳ đồng, Saigon. Nhà thờ không đủ chỗ chứa hàng ngàn giáo dân, và cả “lương dân” phải đứng ra sân để nghe 3 bài giảng về SÁM HỐI gây xôn xao trong dân chúng và chính quyền thời ấy. Nay ở tuổi 86
ông vẫn không ngừng lên tiếng đòi tự do dân chủ. Tờ báo thô sơ, nhỏ
bé lúc ban đầu, TỰ DO NGÔN LUẬN chắc chắn không phải chỉ là tờ báo
của riêng nhóm ông, mà có thể đây là tiếng nói của tập thể 118 người
đã ký vào Tuyên Ngôn Dân Chủ Tự Do. Và như vậy nếu đứng vững trong
bước đầu, nó sẽ phát triển để xứng danh là cơ quan ngôn luận của một
tổ chức đấu tranh có tầm vóc. Nó nhắc chúng
ta nhớ lại tờ Truyền Thống Kháng Chiến của Câu Lạc Bộ những
người kháng chiến cũ của nhóm Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng... gần 20 năm
trước. Tờ báo này chỉ ra được 3 số là bị đóng cửa, mặc dù nó không
phải là báo chui, mà là cơ quan ngôn luận chính thức của cái “câu
lạc bộ’ đã được đảng cho phép thành lập. Nó cũng nhắc nhớ lại những tờ La cloche félée, La Lutte (Pháp ngữ), Đấu Tranh (Việt ngữ), L’Avant-Garde (Tiền Phong), Le Peuple (Dân Chúng) v.v... thời Pháp thuộc, thập niên 20, thế kỷ trước. Tờ sau cùng do Nguyễn Văn Trấn phụ trách. Những tờ báo trên đều do những người CS, (đệ tam và cả đệ tứ) chủ trương, mà nhà cầm quyền thực dân Pháp đã không cấm, cũng không bắt buộc phải xin phép, chỉ cần đơn giản khai báo (simple déclaration) là đủ. Nhắc lại để so sánh chế độ này với chế độ thực dân Pháp hòng nhìn rõ đảng CS đã đưa dân ta thụt lùi đến mức nào trong 80 năm qua. Một tờ báo mới xuất hiện một cách bất hợp pháp trong chế độ độc tài CS, cũng nhắc những ai đã đọc Stalin (Les principes du Léninisme) nhớ lại rằng vào thời kỳ đảng CS Nga mới ra đời, những người Bolshevicks cũng cố gắng bằng mọi cách ra được một tờ báo bất hợp pháp (xin lỗi quên tên). Theo Stalin, thì đó là cái khâu chính trong chuỗi giây chuyền chiến lược, sách lược, để giải quyết những khó khăn ban đầu của cách mạng CS tại Nga. Đó là những năm tiền Cách Mạng Tháng 10 (gọi theo lịch cũ của Nga, tức ngày 7/11/1917, AD). Tờ báo giúp các đảng viên liên lạc với nhau, dễ thống nhất chỉ huy, nêu rõ đường lối, chính sách. Nó cũng là nơi để các đảng viên cùng nhau học hỏi thêm về lý tưởng cách mạng, về kỹ thuật đấu tranh, và bồi đắp, củng cố lòng tin vân vân. Nó cũng chính là vũ khí sắc bén độc nhất, trong khi chưa có khả năng tiến hành đấu tranh vũ trang, bạo lực. Trong cuộc đấu tranh hiện nay các nhà dân chủ trong nước, hẳn không chủ trương đấu tranh vũ trang hay bạo lực. Cho nên một tờ báo là điều kiện không thể thiếu để làm tròn sứ mạng. Nhưng đưa ra Tuyên Ngôn, rồi chỉ sau một tuần cho in và phổ biến một tờ báo bất hợp pháp ngay trước ngày đại hội X của DCS khai mạc là một thách thức lớn. Có thể nói các chiến sĩ dân chủ muốn dồn nhà cầm quyền CS vào chân tường rồi ra tay “siết cổ,” không để cho họ tự siết cổ. Đảng CSVN thế là đang đứng trước cái thế tiến thóai lưỡng nan. Nếu đàn áp phong trào, tịch thu và truy lùng các tờ báo đã tung đi, thì để lộ rõ trước thế giới và nhân dân trong nứoc cái tội đàn áp tự do dân chủ, nhổ tọet vào bộ mặt dân chủ giả hiệu được mệnh danh là nền dân chủ triệu lần dân chủ hơn các nước Tây Phương. Còn nếu không có phản ứng gì, để cho tờ báo tới tay nhân dân, thì phong trào dân chủ sẽ tiến mạnh để một ngày nào đó sẽ dồn ĐCS vào đường cùng. Bàn tay yếu ớt của nhà tu già có siết cổ được con hổ dữ không, còn tùy thuộc vào sự ủng hộ và hướng ứng của quảng đại quần chúng trong nước. Và sự ủng hộ này chắc chắn sẽ có, nếu những người chủ trương Tự Do Dân Chủ thực lòng yêu nước thương dân, không bị đảng cầm quyền trong nước, hay một thế lực ngọai lai nào lợi dụng, lừa mị, hay lái đi một hướng nào đó bất lợi cho quyền lợi dân tộc. Một ngày không xa mọi sự sẽ rõ ràng. Ttrong khi chờ
đợi, người Việt hải ngọai nên ủng hộ, cổ võ và tiếp tay cho việc duy
trì và phát triển tờ báo với tổng biên tập Chân Tín. Quyết không để
nó bị nhà cầm quyền tịch thu, thủ tiêu và bắt giam những người chủ
trương. 13/4/06
San Diego, CA, USA www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng: Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ: |