“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình”
(Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982).
(Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
D
I Ễ N Đ À N Với hai bài viết đăng trên mạng Bauxite Việt Nam: “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” (đăng ngày 17-8-2013) và “Những điều nói rõ thêm...” (đăng ngày 19-8-2013), có nội dung chủ yếu là vạch trần bản chất khốn nạn của chế độ hiện hành và kêu mời thành lập đảng Dân chủ Xã hội để thực hiện đa nguyên đa đảng, luật gia đảng viên Lê Hiếu Đằng đã trở thành một hiện tượng chính trị nổi bật thời gian gần đây, nhất là trong bối cảnh người dân Việt ngày càng không chịu nổi ách độc tài toàn trị mà lại vô tài bất tướng, đầy tội ác và lầm sai của đảng Cộng sản. Từ trong nước ra tới hải ngoại, người đồng ý với ông cũng nhiều mà phản bác ông cũng lắm. Người đồng ý thì thấy nơi ông là một đầu óc phản tỉnh và một niềm hy vọng. Người phản bác thì cho ông là đối lập cuội, là trò giăng bẫy (hải ngoại) hay là tên phản đảng, kẻ thay lòng đổi dạ (đảng viên trung thành). •
Bình tĩnh mà đọc những lời bộc bạch của tác giả, nhất là trong bài
đầu, chúng ta nhận thấy ông Lê Hiếu Đằng thẳng thắn và minh bạch: Tiếp đến, qua kinh nghiệm bản thân thời học sinh tại Huế (đang ở trong tù mà vẫn được đi ra thi Tú tài toàn phần, vẫn được phép làm văn nghệ, ca hát để thoả mãn cái tính “lãng mạn”), ông công nhận chính quyền Miền Nam nhân bản hơn, có tình người hơn. Ông còn tuyên bố: “Thật sự Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hoá tư tưởng…”. Thậm chí ông đánh giá CSVN còn thua chế độ Thực dân Pháp: “Trong chế độ thuộc Pháp có một thời báo chí, văn học nghệ thuật phát triển mà cho đến nay chưa có thời kì nào có thể so sánh được dù là chế độ gọi là “tự do gấp vạn lần” như bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã nói một cách hàm hồ, thiếu suy nghĩ, chỉ làm trò cười cho thiên hạ”. Cuối cùng ông kết luận: “Trước đây chúng ta [người cộng sản như ông] chưa có đủ điều kiện, dữ kiện để nhận thức một số vấn đề sống còn của đất nước nên đã có thời gian dài nuôi ảo tưởng về ĐCS VN và XHCN”. “Thực tế hiện nay, trong Nam ngoài Bắc đã tập hợp được những khuynh hướng có chủ trương đấu tranh cho một thể chế dân chủ cộng hoà”. 2.
Vạch ra những con đường hành động So với nhà văn Nguyễn Khải vốn đã nhận ra bộ mặt chế độ nhưng chỉ dám mở lời sau khi chết, với tướng Trần Độ vốn biết đảng đi sai đường nhưng chỉ phản ứng bằng lời lẽ suông, ông Lê Hiếu Đằng quả có cái khác biệt và trổi vượt, đó là hành động, hay đúng hơn lúc này là kêu gọi hành động, hành động kiểu chính trị đúng nghĩa là lập một tân đảng mang tên Dân chủ Xã hội. • Dĩ nhiên trước thái độ phản tỉnh vừa là lời nói tố cáo (tiêu cực) vừa là hành động lập đảng (tích cực) này, như người ta đã thấy nhiều trường hợp bên Liên Xô và Đông Âu trước đây mà sau đó đã làm tan vỡ Khối Vácxava, đảng Cộng sản Việt Nam không thể ngồi yên. Trước mắt họ cho tay chân viết bài phê phán ông Đằng trên báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Đại Đoàn Kết… Trang Ba Sàm hôm 29-08 đã tổng kết có 18 bài viết trên hệ thống truyền thông độc quyền của đảng, phản biện lại việc "tính sổ cuộc đời" của người đảng viên tỉnh ngộ và việc ông hô hào lập đảng mới để lành mạnh hóa hoạt động chính trị, để xây dựng những xã hội dân sự và tiến đến dân chủ hóa đất nước. Những bài viết đó rất giống khẩu khí, giọng điệu, giống cả thái độ quyền uy lấn lướt, tâm địa hằn học nhỏ nhen của thời đánh Nhân Văn Giai Phẩm, như muốn làm sống lại không khí ngột ngạt, bầu khí căng thẳng của thời này. Tuy nhiều (trong đó nổi bật hai bồi bút vô liêm sỉ kiêm dư luận viên hăng máu háu đá là Hoàng Chí Bảo và Đông La), luận điệu phản biện vẫn hoàn toàn giống hệt nhau: nghèo nàn, xơ cứng, ngụy biện, nói lấy nói được, quanh đi quẩn lại cũng chỉ hô các khẩu hiệu: Con đường tiến lên CNXH là chọn lựa duy nhất của dân tộc VN, đảng CS độc quyền lãnh đạo là tất yếu và thực tế lịch sử vì đảng đã đưa đất nước đi từ thắng lợi nầy đến thắng lợi khác, xương máu của hàng triệu đảng viên đã góp phần làm nên chiến thắng nên đảng độc quyền lãnh đạo vĩnh viễn là đương nhiên không cần bàn cãi, dân chủ theo kiểu của VN là dân chủ tập trung, pháp quyền kiểu Việt Nam là pháp quyền xã hội chủ nghĩa, độc đảng như ta vẫn dân chủ gấp vạn lần tư bản, không cần đa nguyên đa đảng làm gì, đa nguyên đa đảng chỉ tổ đưa đến bất ổn chính trị và rối loạn xã hội ... Rồi trên cái nền khẩu hiệu duy ý chí, ngang ngược, kiêu căng và phản khoa học ấy, các tác giả lý luận cung đình lặp lại cung cách truyền thống mà những kẻ bình dân, chợ búa, vô học vẫn làm khi muốn "phản biện" đối thủ của mình: thóa mạ, quy chụp, chửi bới về nhân thân cũng như về động cơ của ông Lê Hiếu Đằng, với đủ mọi ngôn từ thô tục (Theo Huỳnh Ngọc Chênh). Cộng sản bao giờ chả vậy! • Nhiều tác giả ở hải ngoại từng nếm mùi đau thương do CS gây nên thì tỏ ra nghi ngờ. Trước hết nghi ngờ rằng đây chỉ là âm mưu quen thuộc của đảng theo kiểu trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, nhằm tóm một mẻ thật lớn những ai thách thức quyền độc tôn của đảng bằng cách gia nhập tân đảng. Nhưng nên nhớ hoàn cảnh và thời thế quốc nội lẫn quốc tế của thập niên 50-60 thế kỷ trước khác với thập niên 10-20 của thế kỷ này. Thứ đến nghi ngờ chính ông Đằng. Họ biện luận rằng một đảng viên kỳ cựu, từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, không nhiều thì ít đã nếm mùi tự do dân chủ non trẻ của miền Nam, thế mà sau 45 năm (45 tuổi đảng) mới mở mắt ra, thì có đáng tin không chứ. Có người còn cực đoan cho rằng đã là người Cộng sản thì không thể thay đổi. Họ quên đi những Milovan Djilas, những Mikhail Gorbachev, những Boris Elsine, những Hoàng Minh Chính, những Trần Độ… Dẫu sao, ông Lê Hiếu Đằng (và thân hữu như Hồ Ngọc Nhuận, cũng từng ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản) cần phải tỏ ra đoạn tuyệt với quá khứ dứt khoát hơn nữa, bởi cả hai đã góp công sức vào sai lầm và tội ác của đảng trên dân tộc. Đó là hãy mạnh dạn tuyên bố từ bỏ đảng CS (như nhiều người đã làm thời gian gần đây), hãy khiêm tốn xin lỗi nhân dân, nhất là nhân dân miền Nam về những gì mình đã gây ra cho họ (như hai anh em cựu đảng viên tại Đà Lạt) và cuối cùng nhanh chóng thực hiện các bước cụ thể để thành lập đảng Dân chủ Xã hội, bất chấp những cấm cản đe dọa của nhà cầm quyền. Đừng để những ai thông cảm khoan thứ hoặc tin tưởng hy vọng vào ông phải thất vọng. Ban
Biên Tập (số 178, ngày 01-09-2013) |