“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình” (Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
D I Ễ N Đ À N
Chúng
ta vui mừng vì Bill Gates tới Việt Nam, ký nhiều hợp đồng, trao tặng
nhiều học bổng cho sinh viên, hứa hẹn giúp nền kỹ thuật tin học VN,
và ca ngợi Việt Nam có thể sẽ gia nhập hàng ngũ các nền kinh tế phép
lạ Á Châu trong vòng một thập niên.
Với cương vị Chủ Tịch công ty Microsoft Corp., và là người giàu nhất thế giới, tất nhiên Bill Gates có nhiều phương tiện để giúp tuổi trẻ Việt Nam, mà không sợ công an CSVN nghi ngờ gì. Ông có nhiều hơn những gì để cho, và không có tham vọng gì muốn lấy. Giữa những tiếng reo mừng của thanh niên đón Bill Gates, người ta vẫn có thể cảm nhận được sự lặng lẽ lạnh mình của công an theo rình rập -- tất nhiên, chế độ nào cũng cần theo dõi -- và phía sau sự lặng lẽ lạnh mình đó là cả một guồng máy theo dõi, đàn áp qua các kỹ thuật tin học.
Trong những ngày Bill Gates tới Việt Nam, một bản tin từ Hội Phóng Viên Không Biên Giới cho biết rằng Hội đã công bố “bức thư mà tổ chức đã gởi đến bà Benita Ferrero-Waldner, cựu Ngoại trưởng nước Áo đương nhiệm Ủy viên Ngoại vụ của Liên Minh Âu châu nhân dịp bà sắp công du Việt Nam trong ba ngày 21, 22 và 23 tháng 4 này. Trong bức thư phản ảnh đầy đủ mối quan tâm nói trên, ông Tổng thư ký Robert Ménard lên tiếng thúc giục bà Benita Ferrero-Waldner can thiệp để chế độ Hà nội trả tự do cho hai nhà dân chủ đối kháng Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Vũ Bình. Nhân vật đứng đầu tổ chức quốc tế bênh vực quyền tự do báo chí cũng không quên số phận của các ông Trương Quốc Tuấn, Trương Quốc Huy và bà Lisa Phạm. Năm tù nhân kể trên có một điểm chung chủ yếu là họ bị đàn áp, nhốt tù vì đã dám phát biểu trên Internet về những vấn đề bị coi như ‘’quốc cấm’’ dưới chế độ độc tài cộng sản, như là dân chủ hoặc là nhân quyền." (Bản tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ, từ Genève ngày 20-4-2006) Kỹ thuật tin học, không chỉ đưa tới đời sống tốt đẹp, mà còn là phương tiện để công an theo dõi, vây bắt. Không phải Bill Gates có lỗi gì trong này, chúng ta không ai muốn nói thế. Kể cả cụ Bùi Tín, nhà báo lão thành từ Paris, khi gửi thư Điện Khẩn ngày 22-4-2006 tới Bill Gates cũng là lời đầy hy vọng: “Trong khi ông đang thăm Việtnam và thấy rõ thanh niên nước tôi ngưỡng mộ ông rộng khắp và sâu sắc ra sao, tôi xin lưu ý ông có một người đàn bà và 2 cháu bé rất cay đắng và đau khổ vì chồng bà và bố 2 cháu đã bị tù từ tháng 3/2002 đến nay chỉ vì đã dùng máy vi tính và internet do ông sang chế để thu nhận và phổ biến tài liệu ‘’Dân chủ là gì” của Sứ quán Mỹ cho đồng bào chúng tôi.
Bill Gates có nói gì với CSVN chưa? Có xin cho Phạm Hồng Sơn ra tù chưa? Nếu chúng ta nhớ rằng, Microsoft đang cạnh tranh dữ dội với các công ty Yahoo, Google để giành thị trường Châu Á, trong đó lớn nhất là Trung Quốc, thì các hãng kỹ thuật đều phải chiều chuộng các công ty này. Thậm chí, như Yahoo trong vòng 2 năm qua đã giúp công an Trung Quốc dò ra, để bắt và truy tố 3 nhà báo hoạt động cho dân chủ bị xem là có tội chống nhà nứơc thiên đàng XHCN Hoa Lục. Hiển nhiên là Bill Gates không có trách nhiệm gì hết, mà chỉ có công quảng bá tin học thôi, ít nhất là trong những gì chúng ta đang biết. Dù là mạng truy tìm thông tin msn.com của Bill Gates phần Hoa Ngữ vẫn phải kiểm duyệt theo các đòi hỏi của công an Trung Quốc. Chúng ta cũng không trách gì được, nhưng cũng còn đỡ hơn là các mạng thông tin chính thức của nhà nứơc độc tài. Nhưng chúng ta có hy vọng gì vào tuổi trẻ tin học hay không? Hẳn nhiên là câu trả lời nên nói là tuổi trẻ nào? Những tuổi trẻ muốn đứng vào hàng ngũ của Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Đỗ Nam Hải... hay là các tuổi trẻ ‘ưu tú’ đang xếp hàng để tung hô Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng? Đó sẽ là một cuộc chiến thường khi thì thầm lặng, mà người hải ngoại chúng ta khó thấy được, trừ khi có phần nổi tảng băng nào đột ngột nhô lên. Thí dụ, như sự xuất hiện bất ngờ của ba anh em nhà họ Trương ở Phú Nhuận, Saì Gòn, lên mạng PalTalk đòi dân chủ, tự do và lập tức bị công an tới đẩy lên xe chở đi. Nhưng lý tưởng của các công ty Mỹ thực sự đâu có phải là tiền, tuy rằng tiền là mục tiêu ưu tiên để tồn tại và phát triển. Chỉ có những người thực sự tắm gội trong nền văn hóa Mỹ nhiều chục năm mới thấy như thế, mới tin như thế.. Tự do và dân chủ mới là lý tưởng của dân Mỹ. Từ mọi phương diện trong đời sống, văn hóa Mỹ không xa lìa tiêu chí tự do dân chủ, kể cả khi áp dụng Luật Ái Quốc một cách gay go nhất để truy tìm, ngăn chận khủng bố. Người ta không bao giờ thấy báo Tuổi Trẻ, hay báo Lao Động vẽ hí họa giễu cợt ông Hồ Chí Minh. Chưa bao giờ thấy như thế. Nhưng tại Hoa Kỳ, vẽ hí họa, lên đài phát thanh chọc quê lãnh tụ là một môn thể thao lành mạnh hàng ngày. Thế cho nên, chúng ta không bao giờ hiểu nổi các nghịch lý khi các công ty Mỹ sang Á Châu và phải tiếp tay các chế độ độc tài. Thí dụ, công ty Google (chuyên về tìm kiếm trên mạng và là chiếm nhiều nhất trên thị trường này) của Hoa Kỳ đã có phương châm “Don’t Be Evil” (dịch: Đừng Làm Hại Ai, Đừng Làm Sai Trái Đạo Đức, Đừng Làm Ác...) Nếu chúng ta vào mạng google.com tìm kiếm các chữ như “Tibet” (Tây Tạng) hay “Falun Gong” (Pháp Luân Công) hay “Tiananmen Square” (Quảng Trường Thiên An Môn, nơi thảm sát sinh viên năm 1989) thì sẽ nhiều tới đọc không hết. Nhưng khi bạn vào trang google.cn (giành cho người Hoa) thì sẽ thấy nhiều ngàn trang bị xóa sổ hẳn. Vấn đề là phaỉ chiều chuộng các nhà độc tài Trung Quốc. Không chỉ riêng Google, mà Yahoo và MSN (thuộc Microsoft Corp. của Bill Gates) cũng phải làm trò phi đạo đức như thế. Bất chấp các khẩu hiệu đã đề ra. Việt Nam cũng sẽ như thế. Nhưng điều chúng ta hy vọng rằng tuổi trẻ bên hàng ngũ dân chủ rồi sẽ đông hơn, và sẽ tạo được thế lực lớn và bất khả cưỡng hành cho một chế độ dân chủ, tự do tương lai. Trong khi nhà nước nhìn ra sau lưng Bill Gates và hy vọng thấy tuổi trẻ Việt sẽ đứng trong rào cản của Google, Yahoo và MSN... thì những tuổi trẻ dân chủ sẽ hy vọng tin học sẽ là nguồn thông tin cho một đất nước tươi sáng hơn -- hệt như anh Phạm Hồng Sơn, đã dùng Internet để truy cập bài viết về dân chủ và dịch ra Việt Ngữ cho đồng bào anh. Và từng ngày một, tương lai thuộc về những người như anh. Không thể khác hơn được. Đó là hành trang vô hình của Bill Gates. Trần Khải (25.04.2006) www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng: Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ: |