“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình”
(Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982).
(Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
D I Ễ N Đ À N
LỜI TRẦN TÌNH: Vì Giám mục Nguyễn Quang Tuyến không còn sống và làm chứng cho những gì tôi sắp viết ra, nên tôi đặt những dòng chữ sau đây dưới sự chứng kiến của linh hồn cố Giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến. Tôi sẽ mắc tội nếu tôi viết sai sự thật hoặc là đặt vào miệng vị Giám mục quá cố những gì Ngài không có nói. Về phần tôi, với lương tâm của con người mang chức vụ Linh mục, tôi sẽ viết lại một cách trung thực những gì Giám mục Nguyễn Quang Tuyến đã nhắn gởi cho tôi như một LỜI TRỐI. Những lời nào từ miệng Đức Cha Tuyến nói ra sẽ được tôi viết bằng chữ nghiêng, bên trong dấu ngoặc kép. Bối
cảnh tình bạn Trong cuộc điện đàm đó, Ngài đã nói với tôi như là một LỜI TRỐI về tâm trạng của một Giám mục đang bị giày xéo tâm can trước tình cảnh vô cùng bi đát của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (GHCGVN) trên ba thập niên qua. Trong hoàn cảnh như thế, Ngài đã không thể nói lên được và cũng chẳng biết thổ lộ cùng ai! Qua cách nói và lối diễn tả về thực trạng của GHCGVN tôi khó mà hình dung ra được người đang nói với tôi bên kia đầu dây là một Giám mục. Sau khi thổ lộ tâm can bằng giọng nói hùng hồn nhưng đầy sự đau đớn, có lúc bị uất nghẹn, Giám mục Nguyễn Quang Tuyến đã nhiều lần thúc giục tôi: “Bác Lễ viết đi, bác có khả năng và điều kiện bác viết ra đi, viết ra đi. Tuyến này sẽ làm chứng cho các lời bác viết”. Từ đó về sau, lúc nào câu nói: “Bác Lễ viết đi, bác có khả năng và điều kiện bác viết ra đi, Tuyến này sẽ làm chứng cho các lời bác viết” cũng văng vẵng bên tai tôi. Để đọc giả có thể hiểu được mối thâm tình giữa cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến và tôi, từ đó dẫn đến việc Ngài trao gởi niềm ước mơ như là một LỜI TRỐI trước khi lìa đời, tôi xin trình bày mấy hàng dưới đây. Tháng 7 năm 1988, sau 13 năm tù, tôi được tha ra khỏi trại giam Nam Hà và tôi đã lưu lại miền Bắc 2 tuần trước khi về Nam, như tôi có viết trong phần nhập đề của Bút Ký “TÔI PHẢI SỐNG”. Tôi cố ý nán lại, với mục đích đi thăm một số giáo phận để tìm hiểu tại chỗ tình trạng giáo hội miền Bắc trải qua mấy chục năm dưới chế độ cộng sản, sau này khi nào có điều kiện tôi sẽ viết lại kinh nghiệm đó. Khi đến Bắc Ninh, tôi còn có ý định thăm gia đình người bạn tù Linh mục đang còn ở lại trong trại giam là cha Nguyễn Đức Hiểu tại làng Ngô Khê. Giáo phận Bắc Ninh lúc đó rất tiêu sơ buồn thảm, với Giám mục Phaolô Phạm Đình Tụng già yếu và khoảng chừng 12 Linh mục, hầu hết đã lớn tuổi, cùng với vài ba Linh mục “chui”, tức là những Linh mục được âm thầm phong chức mà không được chế độ cộng sản công nhận. Để tránh rắc rối, mọi người bên ngoài gọi các Linh mục “chui” này là “Anh”, chỉ khi nào trong nhà với nhau chúng tôi mới gọi các ngài là “Cha”. Chính trong lần tới Bắc Ninh đó, tôi được gặp và kết thân với cha Nguyễn Quang Tuyến, đang là cha sở nhà thờ Chánh Toà. Cha Nguyễn Quang Tuyến rất hoạt bát, vui tươi, Ngài cùng độ tuổi với tôi và chúng tôi thân nhau dễ dàng. Chúng tôi gọi nhau là “bác”, theo cách xưng hô thân mật của người Bắc, và vẫn giữ nguyên lối xưng hô đó mãi về sau này. Có 3 việc tôi nhớ mãi về cha Tuyến. Vào những buổi tối mùa hè oi bức, cha Tuyến cùng mấy anh em Linh mục “chui” và tôi nằm bò trên sàn ván khu nhà khách, ăn bánh đa cùi dừa và chuyện trò với nhau rất thân mật. Việc thứ hai là cha Tuyến xin tôi nếu chưa vội về Nam thì ở lại giúp cho Ngài một ít kiến thức căn bản về tiếng Anh, tiếng Pháp mà Ngài không có dịp học. Điều thứ ba đặc biệt hơn là sau khi về Sài Gòn một thời gian ngắn, tôi nhận được thư cha Tuyến gởi vào, báo tin Ngài được Tòa Thánh chọn làm Giám Mục và “mời bác Lễ về Bắc Ninh dự lễ phong chức Giám mục của Tuyến sẽ tổ chức vào ngày 25 tháng Giêng 1989, lễ kính Thánh Phaolô Trở Lại, Quan Thầy của Đức Cha Già (Phaolô Phạm Đình Tụng)”. Hoàn cảnh tôi lúc bấy giờ không có thể đi ra Bắc được, nên chỉ chúc mừng bằng một thư khá dài. Sau đó tôi vượt biên qua Thái Lan không bao lâu trước ngày Cha Tuyến được phong chức Giám mục. Từ khi tôi trốn ra khỏi Việt Nam , Đức Cha Nguyễn Quang Tuyến và tôi ít có dịp liên lạc, chỉ thỉnh thoảng thư từ hỏi thăm nhau hoặc qua tin tức của những người có dịp về thăm Bắc Ninh. Mặc dù không liên lạc thường xuyên nhưng không vì thế mà tình bạn của chúng tôi suy giảm. Lần
đầu cũng là lần cuối Mặc dù nội dung câu chuyện hơi khác thường, mang tính cách một sự trối trăn nhưng tôi không ngờ lần đầu nói chuyện với người bạn sau 18 năm xa cách cũng là lần cuối! Tôi coi đây là sự an bài huyền nhiệm để Giám mục Nguyễn Quang Tuyến có dịp gởi lại LỜI TRỐI cho tôi. Trong cuộc nói chuyện đó, Ngài luôn miệng thúc giục tôi: “Bác Lễ viết đi, bác có khả năng và điều kiện bác viết ra đi. Tuyến này sẽ làm chứng những lời bác viết.” Tôi hứa là sẽ viết ra những gì Ngài muốn nhờ tôi nói lên. Tuy nhiên, tôi chưa kịp thực hiện thì Chúa đã gọi Giám mục Nguyễn Quang Tuyến về Nhà Cha vào ngày 24 tháng 9 năm 2006. Khi được báo tin buồn, tôi không cầm được nước mắt. Sự
thôi thúc không nguôi Qua những sự việc xảy ra một cách đau buồn làm rối loạn nội tình của GHCGVN trong nước cũng như ở hải ngoại một vài tuần lễ vừa qua, nhất là từ sau phiên tòa “Bịt Miệng” xử tù Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Huế vào ngày 30-3-2007. Tôi nghĩ đã đúng lúc tôi công bố LỜI TRỐI của Cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến để rộng đường dư luận. Lúc này, trên diễn đàn điện tử luôn thấy có những tin tức của một số người lên tiếng đặt vấn đề hoặc trách móc, phê bình, lên án Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, và một vài chức sắc cao cấp trong GHCGVN về thái độ, lời nói hay cách hành xử sai trái của họ trước hoàn cảnh hiện nay của đất nước, trong đó có những lời phê phán gắt gao, nặng nề. Tôi có cảm tưởng hiện nay một cuốn phim hài nhiều tập về GHCGVN đang được trình chiếu. Mỗi ngày một tình tiết mới xuất hiện và các khán giả mến mộ đang nóng lòng đón xem những hồi tiếp theo. Trong lúc tôi đang viết mấy dòng chữ này, có email cho biết bên Mỹ một số giáo dân đang lo “đánh vật” với sự kiện Giám mục Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và vài Giám mục khác đang có mặt tại California, sẽ có tiệc mừng và... quyên tiền tại các nhà hàng khác nhau trong dịp Tháng Tư Đen, thời điểm mà các Cộng Đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản trên toàn thế giới ngậm ngùi tưởng niệm ngày Quốc Hận. Thật ra, việc những chức sắc trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, điển hình là Giám mục Nguyễn Văn Sang, ra hải ngoại xin tiền về để “xây dựng Giáo Hội quê nhà” đã trở nên quá thông thường và không còn là đề tài thời sự nữa. Tuy nhiên trong lần này, vị Giám mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và một vài Giám mục nữa đồng loạt qua Mỹ và tổ chức “Tiệc Mừng” trong thời điểm Quốc Hận 30 tháng Tư, đã khiến cho nhiều người nhìn nhau lắc đầu và hỏi: “Thế này là thế nào?” Nội
dung Lời Trối Tiếp theo tôi hỏi về tình trạng Giáo Hội tại quê nhà. Tới đây, tôi cảm thấy Đức Cha Tuyến linh hoạt hẳn lên và đã gần như độc thoại bằng giọng nói hùng hồn nhưng chứa đầy đau thương uẩn khúc, để cố diễn tả những gì đã chất chứa trong lòng từ lâu. Ngài dùng cách nói “bọn ma quỷ” khi đề cập đến chế độ cộng sản. Ngài nói “bọn ma quỷ” đã làm hết mọi cách để cấy người của đảng vào các cấp của Giáo Hội, không phải chỉ trong hàng ngũ Giám mục và Linh mục, mà ngay cả trong các Hội Đồng Giáo Xứ. Vì thế, trong cương vị Giám mục, Ngài chú tâm rất nhiều trong việc xây dựng cơ cấu Hội Đồng Giáo Xứ tại các xứ, các họ, không để cho “bọn ma quỷ” cài người của chúng vào. Sau đây là 5 câu nói mà tôi còn nhớ nguyên văn từ miệng Giám Mục Nguyễn Quang Tuyến hôm đó, theo thứ tự thời gian của cuộc điện đàm.
Tôi cảm thấy nhẹ người sau khi đã thực hiện xong lời hứa với cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến. Người đời thường nói, LỜI TRỐI là những lời nói chân thành nhất của con người khi biết mình sắp phải từ giã cuộc đời. Giám mục Nguyễn Quang Tuyến đã để lại LỜI TRỐI mà tôi vừa làm nhiệm vụ chuyển đạt đến tất cả mọi người. Mặc dù những gì Ngài nhắn gởi lại có thể gây kinh ngạc cho một số người, nhưng tôi biết đó là những lời trung thực nhất khi nói về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong suốt 17 năm Ngài làm Giám mục. Lời
Cầu Nguyện Kết
luận Xin đồng bào Công giáo nên ý thức về hiệu quả trong việc viết bài phê bình, chỉ trích, kết án các Hồng Y, Giám mục, Linh mục Việt Nam, gọi họ là những kẻ hèn nhát, câm nín và trốn trách nhiệm. Đó là việc làm uổng công vô ích. Hãy hiểu rằng, “bọn ma quỷ” đã “THUẦN HÓA” họ cả rồi, họ cũng chỉ là những nạn nhân mà thôi. Ngược lại, xin hãy dành thời giờ và công sức cùng nhau quyết tâm triệt hạ “bọn ma quỷ” Việt gian cộng sản, là những kẻ đã dùng thủ đoạn đầy tinh vi quỷ quyệt để “THUẦN HÓA” Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Và chúng đã thành công. Chỉ có tội đồ Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo của chế độ Việt gian cộng sản do Hồ Chí Minh dựng lên mới là những kẻ phải bị kết án. Thật vậy, mọi người phải hiểu rằng, không có gì làm cho “bọn ma qủy” Việt gian cộng sản vui mừng và sung sướng hơn là được thấy càng lúc càng có nhiều giáo dân tỏ ra nhiệt tâm hăng hái trong việc phê bình, chỉ trích, kết án các Hồng Y, Giám mục, Linh mục... mà quên đi thủ đoạn tinh vi quỷ quyệt của “bọn ma quỷ”. Thật ra chính “bọn ma quỷ” Việt gian cộng sản là những chủ nhân rành nghề của gánh xiếc. Những chủ nhân này đã khéo léo “THUẦN HÓA” đàn sư tử, dạy chúng làm trò nhào lộn nhảy múa trên sân khấu để thu tiền, như cố Giám mục Nguyễn Quang Tuyến đã dùng hình ảnh đó để diễn tả về hiện tình GHCGVN, trong nỗi uất nghẹn, trước khi từ giã cõi đời. Tại
Thành Phố Auckland , New Zealand .......................................................................................................................................... Bs.Nguyễn
Tiến Cảnh |