Mọi người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự lựa chọn của mình (Điều 19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice.)

D I Ễ N   Đ À N

Đánh giá thế nào về đàm phán WTO ?
Bùi Kiến Thành, Chuyên gia tài chính, Hà Nội (BBC 16.05.2006)


Theo tác giả, việc nôn nóng muốn gia nhập WTO thúc đẩy Việt Nam thương thảo trong thế yếu
...........................
Tiểu sử ông Bùi Kiến Thành
1984 – 1992: Tư vấn độc lập về các vấn đề Việt Nam
1993 – 1996: Cố vấn cao cấp thường trú tại Việt Nam của AIG
1996 đến nay: Cố vấn cao cấp, KHM, Inc.
Cuộc đàm phán với Mỹ về điều kiện để Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế WTO đã đi đến kết thúc. Tuy kết quả chưa được công bố, nhưng không ít người đã hân hoan phấn khởi.

Sau những giờ phút náo động nóng sốt, chúng ta thử điểm lại những thông tin đã được tung ra để tìm hiểu cái đáng vui và cái đáng lo ngại của cuộc đàm phán này.

Nhìn chung, đọc các tờ báo ở Việt Nam trong bốn ngày qua, cảm giác là một sự hồ hởi, tự tin rằng đoàn đàm phán của Việt Nam đã có cuộc thương lượng thắng lợi.

Báo điện tử VietnamNet viết "tuy những chi tiết cụ thể của thỏa thuận chưa được tiết lộ vì hai bên mới bắt đầu rà soát văn bản ký kết, việc hoàn tất được đàm phán khi mọi chuyện tưởng đã đổ bể là một thành công lớn của phái đoàn đàm phán Việt Nam."

Thành công lớn ấy là gì ?


Bộ trưởng thương mại Việt Cộng Trương Đình Tuyển tại bàn đàm phán

Về phong cách, phái đoàn Việt Nam dưới sự chỉ đạo của một Bộ Trưởng “Đặc phái viên” của Thủ Tướng Chính Phủ đã chấp nhận làm việc với đối tác là một Phó đại diện thương mại Mỹ (ông Karan Bhatia). Và gần nửa đêm ngày cuối cùng mới được ông này đồng ý nối máy để cho thương lượng trực tiếp thông qua thiết bị teleconference với ông Rob Portman, đương kim Đại diện Thương mại Mỹ, lúc này đang đi công tác ở Ohio.

Về kết quả, tuy chi tiết chưa được các bên thông báo, nhưng ông Rob Portman, Trưởng Đại Diện phía Mỹ, cũng đã cho các báo chí Mỹ biết rằng đây là một “thoả thuận rất tốt cho phía Mỹ” vì nó mở ra cho Mỹ một thị trường lớn về nông sản, dịch vụ, và các loại hàng hoá chế biến.

Theo phía Mỹ, ngoài việc cắt giảm các loại thuế hải quan, thỏa thuận cũng sẽ tháo gỡ "các rào cản cho các dịch vụ của Mỹ, và đồng thời Việt Nam phải cải cách sâu xa hơn nữa về chính trị cũng như kinh tế."

Việc Mỹ “kéo dài thời gian tới 12 năm đối xử với Việt Nam như là một nước chưa có kinh tế thị trường; áp đặt chế độ hạn ngạch lên hàng dệt may bất cứ khi nào Việt Nam có dấu hiệu bao cấp, trợ giá...” trước kia được xem là “không thể chấp nhận được” thì nay được đánh giá là một thắng lợi so với Trung quốc bị kéo dài trên 15 năm.

Về Quyết định 55 của Chính phủ Việt Nam dự kiến huy động 4 tỷ USD nhằm phát triển ngành dệt may, thì “hai bên nhất trí rằng phía Việt Nam chấp nhận huỷ bỏ quyết định này và tức khắc ngưng mọi trợ cấp cho ngàng dệt Việt Nam ngay sau khi hai bên ký kết thoả thuận đàm phán.”

Những kết quả trên đây có thực sự là “xuất sắc” như lời Đại Sứ Việt Nam tại Washington đánh giá hay không?

Về quốc thể, việc phái đoàn đàm phán Việt Nam phải chờ đợi tại trụ sở làm việc của phái đoàn Mỹ để được phía Mỹ cho biết “tín hiệu” như được tường thuật, và Bộ Trưởng trưởng đoàn Việt Nam chỉ được Phó Đại Diện Thương Mại Mỹ đồng ý nối máy để cho ông Tuyển thương lượng trực tiếp thông qua thiết bị teleconference với ông Rob Portman, đương kim Đại diện Thương mại Mỹ đang công tác ở Ohio, cách nơi đàm phán non 1000 km đã nói lên điều gì ?

Và cuối cùng để đạt được cái gật đầu của phía Mỹ, phía Việt Nam đã chấp nhận hủy bỏ một Quyết định của chính phủ Việt Nam còn chưa ráo mực. Việc này có làm cho ta suy nghĩ hay không? Nhân dân và doanh nghiệp Việt Nam phải đón nhận việc này như thế nào?

Việc nôn nóng muốn gia nhập WTO trong năm nay đã thúc đẩy Việt Nam thương thảo trong thế yếu, và đi đến chấp nhận những điều kiện một thời cho rằng không chấp nhận được.

Những cái ta chưa biết về nội dung của thoả thuận ta chưa thể đánh giá hết được, nhưng những cái ta được biết không khỏi làm cho người quan sát lo ngại.

Thế yếu - mạnh
Trong bất kỳ cuộc thương thảo nào, bên để lộ ra cái thế yếu thiết tha mong muốn của mình cũng phải chịu phần thua thiệt. Trong trường hợp này Việt Nam tự đặt cho mình một mục tiêu nhất thiết phải kết thúc đàm phán với bất cứ giá nào, nhưng phía Mỹ lại thoải mái không có việc gì phải gấp.

Ta nhất định muốn xô cửa vào, chấp nhận chờ chực sớm tối, đêm ngày, ăn cơm hộp tại trụ sở của đoàn đàm phán Mỹ, để mong chờ một “tín hiệu” trong khi trưởng đoàn đàm phán Mỹ đi công tác tận đâu đâu thì thử hỏi làm sao giữ được thế cân bằng lợi ích?

Rồi đây phía Mỹ sẽ là bên chắp bút soạn thảo văn bản thoả thuận. Tình trạng Hiệp Định Thương Mại Song Phương Việt Mỹ lại sẽ tái diễn. Bên Việt Nam ký tắt xong rồi nhưng cũng không hoàn toàn hiểu hết các điều khoản, từ ngữ, chấm phẩy của bản văn.

Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng và Bộ Chính Trị đã để trọn một năm tìm hiểu và tìm cách hoàn chỉnh, nhưng phía Mỹ chỉ chấp nhận “trao đổi văn thư làm rõ” một vài điều thứ yếu.

Sau khi Quốc Hội Việt Nam thông qua và Hiệp Định đi vào hiệu lực, thì lúc ấy phía Mỹ mới đề nghị “viện trợ” cho một phái bộ chuyên gia (STAR GROUP) để giúp cho nhà nước Việt Nam, các bộ ngành liên quan hiểu rõ Hiệp Định. Cho đến nay, sau 5 năm đi vào hiệu lực phái bộ chuyên viên STAR GROUP vẫn còn bận rộn “tư vấn” cho phía Việt Nam thấu hiểu và triển khai Hiệp Định.

Rồi đây ai sẽ là người rà soát lại từng câu, từng chữ tiếng Anh của Thoả Thuận WTO Việt-Mỹ? Có khả năng rồi đây phía Mỹ lại phải chi ra một số tiền viện trợ để gửi một phái bộ chuyên viên giúp cho Việt Nam hiểu rõ và triển khai tốt thỏa thuận WTO này!

Giá phải trả
Hội nhập là một việc mà Việt Nam phải thực hiện, càng sớm càng tốt, nhưng không phải với bất cứ giá nào, và không có chuẩn bị chu đáo. Cơ hội lớn mà thách thức cũng rất lớn.

Trong số 149 quốc gia thành viên của WTO gồm có không ít cường quốc có sẵn hàng hoá và đội quân tiếp thị tinh nhuệ để thâm nhập thị trường của ta, ngược lại ta có những sản phẩm gì? Và khả năng tiếp thị đến đâu?

Binh pháp có câu “Biết người biết ta, trăm trận đánh trăm trận thắng”. Các tập đoàn kinh doanh nước ngoài biết khá rõ tiềm lực của ta, còn ta đã biết gì về thế yếu thế mạnh của đối phương? Ta đã chuẩn bị và phát huy nội lực đến mức nào rồi?

Ta có đủ khả năng giữ vững sân nhà hay không mà lại chăm chú lo đi chinh phục thị trường bên ngoài? Doanh nghiệp Việt Nam thật sự có được thao luyện và sẵn sàng chiến đấu với các thế lực thương mại có sức mạnh gấp trăm hay gấp nghìn lần các doanh nghiệp của chúng ta chưa? Sao ta nôn nóng vào WTO như vậy? Ưu tiên là gì?

Ta sẽ mở cửa theo kiểu Nhật để trở thành một cường quốc, hay theo kiểu nhà Nguyễn để đi đến mất nước? Sau một trăm năm lệ thuộc ta đã khôi phục lại được độc lập chính trị, không khéo ta lại đi trao chủ quyền kinh tế cho nước ngoài.

Việt Nam sẽ làm gì đây khi các tập đoàn phân phối như Metro, Big C, WalMart … với doanh thu 200 – 300 tỷ USD (gấp 5 – 6 lần tổng sản lượng quốc nội của hơn 80 triệu dân Việt Nam) vào mở siêu thị trên khắp các tỉnh thành từ Nam chí Bắc.

Đành rằng người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi ích, nhưng người sản xuất trên khắp đẩt nước, từ nông dân đến các xí nghiệp, sẽ phải chịu sự khống chế của thế lực “đầu ra” trong tay các tập đoàn này. Hàng vạn cửa hàng bán lẻ của Việt Nam, với hàng triệu người lao động sẽ ra sao?

Và mấy ai biết rằng các tập đoàn phân phối này không hề thanh toán hoá đơn ngay cho nhà cung cấp mà chỉ thanh toán trong thời hạn 60 đến 180 ngày? Các xí nghiệp của ta đã khó khăn vì thiếu vốn lại phải “tài trợ” vốn cho các tập đoàn khổng lồ này? Những chi tiết này các vị lãnh đạo kinh tế, tài chính của Việt Nam đã nắm vững hay chưa trước khi mở cửa mời đoàn voi nước ngoài vào giao lưu hoà nhập?

Thương trường quốc tế là một chiến trường vô cùng khắc nghiệt. Mạnh sống, yếu chết là quy luật tự nhiên. Các điều khoản gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho chúng ta phát triển và vươn lên, hay sẽ tạo điêu kiện pháp lý cho các tập đoàn khổng lồ vào đè bẹp chúng ta, vô phương chống đỡ?

Với trên 80 triệu dân thông minh, cần cù, sáng tạo, và tài nguyên thiên nhiên tương đối dồi dào, vì sao ta vẫn kém phát triển? Mười năm bao cấp quan liêu đã vạch rõ cho ta đường lối đổi mới, sao ta cứ lẩn quẩn với những giáo điều lạc hậu?

Ta đã biết rằng tham nhũng tiêu cực là quốc nạn, sao ta cứ để cho những con quỷ dữ tiếp tục hút máu đồng bào, làm suy giảm năng lực chiến đấu của nhân đân trước hiểm hoạ ngoại xâm ?

Ta hô hào bảo vệ an ninh quốc phòng, chống các thế lực thù địch… nhưng kẻ địch nguy hiểm nhất lại ở ngay trong nhà và đang cản trở bước tiến của toàn dân tộc phải đương đầu với những hiểm nguy thách thức chưa từng có trong lịch sử đất nước.

Rồi đây tiền đồ và chủ quyền kinh tế của Việt Nam sẽ đi về đâu? Ta phải nhanh chóng thức tỉnh để xây dựng kế sách giải phóng sáng tạo và nội lực của toàn dân, trong nước và ở nước ngoài, trước hiểm nguy và thách thức của hội nhập. Bùi Kiến Thành (16.05.2006)

www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:
- Reagan Cao (Wednesday, May 31, 2006 at 01:37:50)
San Diego, California, USA
Đảng Cộng sản Việt nam nhìn thấy đảng Cộng sản Tàu sau khi được vào WTO làm ăn "khấm khá". Đảng viên, tên nào cũng triệu phú, tỷ phú. Con cháu họ rủng rỉnh ăn xài thoải mái, xế hôp ngon lành. Đảng Cộng sản Việt nam thèm "nhỏ dãi", nôn nóng nhảy vào WTO để hốt bạc. Nhất là khi thấy nước Nga vĩ đại trước đây là anh cả cuả thế giới Cộng sản mà nay cứ phải chạy lòng vòng cầu xin hết nơi nầy đến nơi khác kể cà Hoa kỳ để được gia nhập WTO, nhưng đến nay vẫn chưa thấy đâu. Còn đảng Cộng sản Việt nam chưa được vào WTO, mới mở cửa sơ sơ mà anh nào anh nấy đều là triệu phú, tỷ phú. Bởi vậy Đảng ta nghĩ WTO là cái "MỎ VÀNG" mong vào được đó mà đào, nên Đảng ta hạ quyết tâm chỉ thị cho Bộ trưởng Thương mại Trương đình Tuyển, bằng mọi giá thương thuyết thế nào để vào WTO cho bằng được. Nếu càng kéo dài thì các ĐIỀU KIỆN gia nhập WTO càng KHÓ KHĂN. Do đó Trương dình Tuyển đã phải thương thuyết ở THẾ YẾU và phạm phải nhiều SAI LẦM. Cái THẾ YẾU như thế nào và những SAI LẦM ra sao Quý vị cao kiến đã bàn quá nhiều, tôi xin phép được miễn bàn thêm. Ở đây tôi chỉ góp một ý kiến nhỏ để thỉnh xin cao kiến cuả Quý vị. Trong chúng ta ai cũng biết Cộng sản có "Chủ nghĩa Marx Lê vô địch, bách chiến bách thắng làm cho các nước Tư bản phải kinh hồn bạt viá, đang giẩy chết". Ở Nga có Lenin, Stalin coi trí thức thua cục Cứt nông dân. Ở Tàu có lý thuyết Mao trạch Đông coi trí thức là cục cứt. Còn ở Việt nam ta Hồ Chí Minh vĩ đại có tư tưởng siêu việt "XUI TRẺ ĂN CỨT GÀ", đỉnh cao trí tuệ cuả loài người, mà giờ đây từ Tàu đến Nga đến Việt nam, từng nước một, hồ hởi phấn khởi tình nguyện đưa đầu vô cái tròng của tư bản kéo đi lòng vòng "cầu xin" hết nước nầy đến nước khác, từ nước nhỏ đến nước lớn,từ nước yếu đến nước mạnh để được gia nhập cái gọi là WTO, một tổ chức của tư bản mà người Công sản gọi là bọn tư bản bẩn thỉu. Thế là thế nào?? Chủ nghĩa Marx Lê VÔ ĐỊCH ở đâu, BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG thế nào, SIÊU VIỆT ra sao, ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ CỦA LOÀI NGƯỜI ở đâu mà để cho "bọn tư bản bẩn thỉu" xỏ mũi dẫn đi lòng vòng mà cả thế giới Cộng sản vẫn hân hoan "thi đua" để được vào cái gọi là WTO ??!! Chưa hết, sau cái WTO nầy rồi" bọn tư bản bẩn thỉu" còn đẽ ra cái tổ chức nào khác"super WTO" chẳng hạn?? Rồi cả thế giới Cộng sản lại hồ hởi phấn khởi thi đua nộp đơn xin gia
nhập?! Xin nhắc lại "bọn tư bản bẩn thỉu", đứng đầu là Mỹ căn bản là TRÍ THỨC, mà trí thức là "CỨT" nên ít nhất mỗi ngày một lần sản xuất một thứ mới, thứ mới đó là WTO, super WTO hay là cái gì đi nữa màu vàng hay đen, dù thơm hay thối, người Cộng sản vẫn thấy thèm nhỏ dãi đua nhau nộp đơn xin gia nhập! Nói vậy mà không phải vậy! Nó còn hơn vậy nữa! Xin kính chào và mong chờ cao kiến của quý vị lắm thay !
- Tran Minh Chinh (Wednesday, May 17, 2006 at 13:34:19)
La nguoi dan VN chac chan chung ta khong khoi dau long khi nhin thay cac nha lanh dao VN ban dung chu quyen QG. Khong ban cho Tau thi ban cho Tay. Bay gio lai mot lan nua, khong ban cho Tau thi lai ban cho My. Chang tot lanh gi dau voi kieu thuc dan moi cua My. Nhung neu phai lua chon mot trong hai thi theo toi nghi nen chon My. My no thuoc loai sieu lua va boc lot, nhung nguoi bi boc lot van cam thay de chiu hon. Neu de chu quyen QG roi vao tay Tau Cong thi nhan dan VN con khon kho gap ngan lan. {thanh thuc xin loi vong hon cac chien si da vi bao ve quen minh}. Doi khi nao nhan VN dau tranh lat do duoc bon cong san doc tai, co dan chu, co tu do ung cu va bau cu, tu do ngon luan, tu do bao chi, tu do di lai, tu do dang phai ...hy vong luc do toan dan doan ket mot long xay dung dat nuoc.
- Dang Ngoc Thanh (Wednesday, May 17, 2006 at 08:05:51)
Bai viet rat hay. Kinh men.

Trở về trang chính

Chân    thành    cảm    tạ    qúy    vị    ghé    thăm    trang    nhà    website    Tự    Do    Thông    Tin    Ngôn    Luận    cho    toàn    dân    Việt Nam

Copyright © 2006 www.tdngonluan.com / Email: tdngonluan@yahoo.com  -  All rights reserved.