“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình”
(Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982).
(Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
D
I Ễ N Đ À N
1- Các cuộc cách mạng long trời lở đất Sau đó đúng hai thế kỷ, vào năm 1989, với việc phá sập bức tường Berlin, nhân dân Đức lại mở đầu cho cuộc cách mạng nhân quyền cũng long trời lở đất không kém, lôi kéo toàn thể các nước Đông Âu vào cuộc, xóa sạch một chế độ chà đạp nhân phẩm chưa từng thấy trong lịch sử là chế độ cộng sản. Cùng năm 1989 ấy, bên trời Đông Á, cũng xảy ra một toan tính thay đổi chế độ tại Trung Hoa, tức biến cố Thiên An Môn, do các sinh viên thực hiện. Tiếc là cuộc nổi dậy do các bạn trẻ này đã bị dìm trong biển máu. Dẫu sao thì việc thanh toán chế độ CS tại nơi đã sinh ra nó là Liên xô với các chư hầu khối Varsovie cùng với kinh nghiệm tiếp tục về các chế độ CS còn sót lại, đã đưa tới Nghị quyết năm 2006, kêu gọi Quốc tế lên án tội ác của những chế độ Cộng sản toàn trị. Nay sang thế kỷ 21, với cuộc tự thiêu của một sinh viên thất nghiệp bán hàng rong là Mohamed Bouazizi ngày 17-12-2011 tại Tunisia, một cuộc cách mạng dân chủ nhân quyền mới, cũng không kém long trời lở đất, đã và đang tiếp tục nổ ra trong thế giới Hồi giáo, ở các nước A Rập vùng Bắc Phi và Trung Đông, nơi mà nhiều chế độ chuyên chế, với những lãnh đạo chính trị tham quyền cố vị, cộng với tinh thần Hồi giáo không mấy ưa dân chủ, đang dìm dân chúng trong cảnh nghèo khổ, thất nghiệp và đất nước trong cảnh chậm tiến, độc tài. Cái chết của anh Bouazzi nhằm phản đối chính quyền áp bức của tổng thống Ben Ali (vốn đã cai trị 24 năm trời) và cuộc sống đắt đỏ không còn chịu đựng nổi đã là mồi lửa châm ngòi cho cuộc vùng dậy của nhân dân Tunisia. Trong một tháng liên tiếp, toàn quốc đã xuống đường biểu tình chống nạn vật giá leo thang, nghèo đói thất nghiệp, gian tham hối lộ, chống chính sách cai trị độc tài, bịt miệng báo chí, đàn áp đối lập. Người dân đã dùng các phương tiện thông tin hiện đại như Internet, Facebook và Twitter để huy động nhau biểu tình. Trước áp lực mạnh mẽ của toàn dân, chỉ chưa đầy một tháng, ngày 14-01-2011 tổng thống Ben Ali cùng với gia đình đã phải trốn sang A Rập Saudi xin tị nạn.
2- Các phản ứng dây chuyền mãnh liệt Thí dụ điển hình đầu tiên về hiện tượng “phản ứng dây chuyền” là trường hợp vương quốc Jordan. Kể từ ngày 14-01, nhiều cuộc biểu tình chống nghèo khó và bất công đã xẩy ra liên tục. Tình hình này khiến chính quyền lo ngại và quốc vương Abdullah II đã phải cố gắng xoa dịu nỗi bất mãn của dân chúng. Sau cuộc xuống đường rầm rộ của hàng ngàn dân hôm 28-01 đòi hỏi cải cách chế độ và thay đổi chính phủ, ngày 01-02 vừa qua, vua Abdullah đã cách chức thủ tướng để thay thế bằng một cựu thủ tướng, cựu cố vấn quân sự của ông. Tại Soudan, ngày 30-1-2011, dân chúng đã xuống đường ở nhiều thành phố lớn. Hàng trăm sinh viên tham gia các cuộc biểu tình, hô những khẩu hiệu phản đối giá cả tăng cao, chính phủ độc tài và Tổng thống tàn bạo. (Ông này, Omar Hassan al-Bashir, cai trị từ năm 1993, là nguyên thủ quốc gia đương chức đầu tiên bị Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã về tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng). Thế nhưng các sinh viên đã bị cảnh sát đàn áp, bắt giam 113 người và bắn chết một. Dù vậy họ vẫn không nao núng, và nhiều cuộc biểu tình còn tiếp diễn. Tại Syria, nơi cha con Tổng thống Bashar al-Assad cai trị với bàn tay sắt trong hơn 40 năm trời, phong trào phản kháng cũng manh nha thời gian gần đây. Sau khi nổ ra các biến cố tại Tunisia, Tổng thống Syria đã không ngần ngại gọi phong trào phản đối trong khu vực là một "loại bệnh tật" và cho rằng "các vi trùng lây nhiễm" này khó xâm nhập đất nước ông vốn rất ổn định. Thế nhưng, hôm 01-02, trên mạng Facebook, một lời kêu gọi đã được tung ra để yêu cầu dân Syria tập hợp vào ngày thứ sáu 04-02 (gọi là “ngày thịnh nộ”) để phản đối tình trạng "tham nhũng, chuyên chế và bạo ngược" tại nước họ. Tại Cộng hòa Yemen, hôm 03-02, hàng chục ngàn công dân đã tập hợp tại đại học Sanaa, thủ đô Yemen, để đòi hỏi Tổng thống Ali Abdullah Saleh, vốn đã cai trị từ 32 năm nay, phải từ chức. Ông này chẳng những dự định tiếp tục tranh cử thêm nhiệm kỳ nữa mà còn thúc giục các nghị sĩ trong đảng cầm quyền của ông điều chỉnh Hiến pháp để ông được làm Tổng thống trọn đời. Chưa hết, ông cũng đang âm mưu để người con trai trưởng lên kế vị. Nhưng cho đến nay, phải nói ảnh hưởng dây chuyền mạnh nhất vẫn là Ai Cập, một quốc gia với hơn 80 triệu dân. Tại đây, kể từ ngày 25-1-2011 đã có nhiều cuộc biểu tình kéo dài với sự tham dự của hàng trăm ngàn người ở nhiều thành phố lớn. Đặc biệt tại thủ đô Cairo, dân chúng đã liên tục tập hợp tại quảng trường Tahrir. Ngày 1-2-2011 số người tham dự lên tới gần một triệu. Tất cả đều nhằm đòi Tổng thống Hosni Mubarak, vốn đã cai trị 30 năm và đang định truyền ngôi thế tử, phải từ chức. Dù có khoảng 1.000 người bị bắt và hơn 300 người bị giết, phong trào nhân dân vẫn có khả năng tập hợp lực lượng đủ lớn để làm cách mạng. Góp phần vào việc này chính là các bạn trẻ. Như tại Tunisia, họ tận dụng mọi phương tiện hiện đại là Internet, Facebook và Twitter để kêu nhau xuống đường đòi tự do dân chủ. Điểm đáng lưu ý là suốt các cuộc biểu tình, quân đội Ai Cập đã giữ vị thế trung lập, không tấn công phe đối lập, dù trước đây họ được Tổng thống (cũng là một quân nhân) o bế. Cam kết của Tổng tham mưu trưởng rằng “quân đội không đàn áp những công dân xuống đường bày tỏ nguyện vọng của mình” là một sự bảo đảm an toàn, giúp cho cuộc biểu tình ngày càng lớn mạnh. Kết quả là tối ngày 11-2-2011, Tổng thống Mubarak đã phải ra đi sau 30 năm cai trị với bàn tay đàn áp và vơ vét (tài sản cướp được của ông ta ước tính từ 40 đến 70 tỷ đôla Mỹ).
3- Các chế độ độc đoán chờ ngày tan vỡ -Nhấn vào Link này để "download" (save as) Bán nguyệt san TDNL ở dạng (format): .pdf, sẽ chậm (xin kiên nhẫn!), nếu bạn không sử dụng đường dây cao tốc Internet DSL, nhưng toàn bộ mỗi số báo 32 trang sẽ giữ dạng nguyên thủy, như là 1 file duy nhất: http://www.tdngonluan.com/pdf/TuDoNgonLuan_So117_15February2011.pdf .................................................................................................... |