“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình” (Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
D I Ễ N Đ À N CHÍNH
THỂ QUỐC GIA, CHẾ ĐỘ CỘNG HÒA, 30 tháng 4 / 1975, 30 tháng 4 / 2006, đã 31 năm trời, hơn 1/3 cuộc đời, "Thời gian đã làm nhòa đi bao kỷ niệm" , như một bài hát nọ nói lên; nhưng thời gian cũng giúp chúng ta có đủ bình tâm, sáng suốt để nhận ra thực hư, phải trái, để nhận ra chính thể quốc gia, chế độ cộng hòa là gì ? Và tại sao lại có ngày 30 tháng tư 1975 ? Tại sao chính thể quốc gia, chế độ cộng hòa đó lại phải thua trận ? Phải chăng họ là nạn nhân của chiến lược ngoại giao toàn cầu Hoa Kỳ , dân Việt là con chốt của cuộc cờ tranh hùng tư bản - cộng sản ?
Một chế độ xụp đổ tất nhiên không phải chỉ vì một nguyên nhân, ngay
dù cho đó là nguyên nhân chính quan trọng, mà do nhiều nguyên nhân
: nguyên nhân gần, xa, nguyên nhân nội tại, ngoại tại.
Ngày
6 và 9 tháng 8 năm 1945, hai trái bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima
và Nagashaki. Nhật đầu hàng. Quân Nhật chiếm đóng tại Việt Nam như
rắn mất đầu. Lợi dụng tình thế đó, nhất là lợi dụng cuộc biểu tình
của công chức Hà Nội, ngày 19 tháng 8, đảng Cộng sản Việt Nam đã nổi
lên cướp chính quyền ở Hà Nội và một vài nơi. Bảo Đại thoái vị và
tuyên bố : "Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua
một nước bị trị ". Tinh thần yêu nước của dân Việt, từ dân
cho tới quân, vào lúc này, không ai có thể chối cãi được. Ai ai cũng
thiết tha vì độc lập và sẵn sàng hy sinh cho đất nước. Chính phủ đoàn
kết dân tộc quốc cộng ra đời. Bảo Đại, nay là công dân Vĩnh Thụy,
làm cố vấn cho chính phủ. Tuy nhiên chính phủ đoàn kết quốc gia không
sống được lâu, vì Hồ chí Minh và những người cộng sản, chỉ nghĩ đến
quyền lợi của đảng, nghe lời Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, tìm cách giết
hại những người quốc gia. Cố vấn Vĩnh Thụy bỏ sang Hồng Kông. Bộ trưởng
ngoại giao Nguyễn tường Tam sang Nam Kinh. Phó Chủ tịch chính phủ
Nguyễn hải Thần sang Quảng Tây. Ở điểm này ta thấy rõ không phải vì
người quốc gia không muốn đoàn kết, không muốn hòa giải hòa hợp, mà
vì người cộng sản tìm cách triệt hạ người quốc gia. Tuy nhiên vì chiến lược toàn cầu, vì khó khăn nội bộ, Hoa Kỳ không thể giúp miền Nam như trước đây; trong khi đó cộng sản miền Bắc được sự giúp đỡ càng ngày càng gia tăng của khối cộng sản, đưa đến hiện tượng 30/4/1975 : trước sự tấn công của cộng sản chính thể Việt Nam Cộng Hòa đã xụp đổ. Chính thể Việt Nam Cộng Hòa xụp đổ tất nhiên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự lầm lẫn của chính quyền Mỹ, thay vì giúp các lực lượng quốc gia bằng kinh tế và quân sự, lại đổ quân vào miền Nam, làm cho ngọn cờ chính nghĩa quốc gia đã lu mờ, chao đảo trước đây vì sự có mặt của người Pháp, nay lại trở nên lu mờ và chao đảo hơn vì sự có mặt của người Mỹ. Sau này theo sự tiết lộ cuả Hoàng văn Hoan quân số Trung cộng đóng tại miền Bắc có lúc lên tới 300 ngàn , nhưng với bản chất gian manh lừa đảo Cộng sản đã qua mặt được nhân dân miền Nam và cộng đồng quốc tế. Hơn thế nữa, chiến tranh càng ngày càng trở nên khốc liệt, gần như gia đình Việt Nam nào cũng có con em trong quân đội, là nạn nhân xa gần của chiến tranh, dễ bị lay chuyển bởi tuyên truyền cộng sản : " Chỉ cần Mỹ rút khỏi, Thiệu Kỳ ra đi là hòa bình trở lại ". Tinh thần quân đội miền Nam thì càng ngày càng xút giảm, không phải vì thiếu ý chí chiến đấu, mà vì thiếu phương tiện chiến đấu. Trước đó người Mỹ chi tiêu cho chiến tranh Việt Nam 20 tỷ Mỹ kim mỗi năm, nay chỉ còn không đầy 1 tỷ, đúng ra là 700 triệu, mà chỉ tháo khoán 300 triệu. Chuyện thua gần như chắc. Chỉ tiếc rằng chính quyền miền Nam đă không sửa soạn việc thua một cách khéo léo, gây nên quá nhiều mất mát, đau thương. Nhưng trong những nguyên nhân thua trận, có người nghĩ : "Nguyên nhân chính đó là chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ, Việt Nam là con chốt bị thí trong cuộc cờ tranh hùng tư bản - cộng sản ." Có phải thật thế hay không ?
Cuộc tranh hùng tư bản - cộng sản không phải chỉ mới bắt đầu ở Việt
Nam, mà có thể nói từ năm 1919, khi các nước tư bản Anh, Pháp, Nhật
gửi quân sang Nga giúp những người Bạch Nga giành lại chính quyền,
lật đổ chính quyền cộng sản của Lénine. Cuộc chiến kéo dài 2 năm,
phía tư bản và Bạch Nga thua, đưa đến sự kiện tư bản và cộng sản hòa
hoãn. Năm 1921, Anh kí hoà ươc thương mại với Cộng Hòa Liên Bang Sô
Viết Nga.
Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt. Cuộc tranh hùng tư bản - cộng sản trở
lại, bắt đầu Chiến Tranh Lạnh. Chính sách này được gói ghém trong một tài liệu mật từ năm 1950 tới năm 1989. Tài liệu này được chính giới nhất là giới ngoại giao Hoa Kì coi như là Kinh Thánh cho chính sách đối ngoại trong thời Chiến Tranh Lạnh, được viết vào năm 1950 bởi Paul Nitzé, lúc ông làm cố vấn cho Truman, với sự trợ giúp của G. Kenan. Tài liệu này mang tên "Chỉ thị số 68 của Hội Đồng An ninh Quốc gia" định ra những mục tiêu dài hạn và phương thức đối phó với cộng sản trong nền ngoại giao Hoa Kỳ. Những mục tiêu đó là : 1) Ngăn chặn sự bành trướng của Nga Sô ở Á châu ; 2) Tăng cường giúp đỡ các nước Tây Âu và Khối Bắc Đại Tây Dương về vật chất cũng như về tinh thần, để Nga sô không thể làm áp lực, để mặc cả với Thế giới Tự do ; 3) Kiên nhẫn chờ đợi tranh chấp bùng nổ trong lòng chế độ cộng sản; lúc đó mới đổi thế phòng thủ ra thế phản công. Tài liệu này còn nhấn mạnh thêm rằng đừng bao giờ hạ nhục Nga Sô, mà ngược lại tìm cách tạo những phương tiện thuận lợi để Nga Sô biến đổi, đi theo chiều hướng dân chủ Tây phương và tôn trọng chủ quyền của các dân tộc khác.
Trải qua bao nhiệm kỳ và đời tổng thống, ông Paul Nitzé vẫn giữ chức
Trưởng phái đoàn về vấn đề tài giảm binh bị Mỹ - Nga tại Genève. Ngày
hôm nay người ta mới rõ ra rằng đây là một đài quan sát để biết rõ
hiện tình quân sự và võ trang của Nga Sô, ngõ hầu lôi cuốn Nga vào
một cuộc chạy đua tiêu tiền giữa kẻ giầu và người nghèo, đến lúc kẻ
nghèo kiệt sức rồi ngã quỵ . Đó là lúc mà tổng thống Reagan thách
thức Nga Sô chạy đua vào hệ thống phòng thủ không gian. Cũng là lúc
đế quốc Nga Sô xụp đổ. Một cách tổng quát, người ta có thể nói chiến lược ngoại giao toàn cầu Hoa Kỳ đối với cộng sản có thể chia ra làm 2 giai đoạn : Giai đoạn phòng thủ và giai đoạn tấn công. 1) Giai đoạn phòng thủ chính là giai đoạn của chính sách Be Bờ đi từ cuối Thế Chiến Thứ Hai đến cuối thập niên 60, đầu thập niên 70. Trong giai đoạn này, phía cộng sản tấn công phía tư bản trên nhiều phương diện: ý thức hệ, chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội . Phía tư bản chỉ tìm cách be bờ, ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản. Về ý thức hệ, người cộng sản dùng lí thuyết mác lê như một lợi khí tuyên truyền nhằm giải phóng con người, giải phóng các nước bị trị khỏi ách thống trị của đế quốc tư bản, để đi đến một thế giới cộng sản đại đồng.
Về chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội, Nga sô một mặt giúp đỡ các
đảng cộng sản tại các nước tư bản, xúi dục thợ thuyền đình công, gây
tê liệt kinh tế, xáo trộn xă hội, mặt khác giúp các phong trào, các
tổ chức chính trị ở những nước nhược tiểu đòi độc lập. Cộng sản đã
tấn công tư bản từ lâu, từ thời Lénine. Lúc đầu với chiến lược tấn
công trực tiếp, nhắm ngay đầu não tư bản để tấn công, theo đúng tinh
thần của Marx, cách mạng cộng sản chỉ có thể xẩy ra tại các nước tư
bản kỹ nghệ tiền tiến, vì chỉ ở những nước này mới có giai cấp vô
sản, độiquân tiền phong của cách mạng cộng sản. Nhưng Marx đã hoài
công chờ đợi. Lénine cũng vậy. Cách mạng cộng sản không xẩy ra ở Anh.
Cuộc nổi dậy vào năm 1921 của cộng sản Đức ở Berlin mà Lénine đặt
nhiều kỳ vọng thì bị dẹp trong trứng nước. Năm 1923, tại Đại Hội IV
Đệ Tam Quốc tế Cộng sản, họp từ tháng 11 tới tháng 12 năm này, với
đề tài " Vấn đề thuộc địa và Đông phương " Lénine đổi chiến
lược, nhằm tấn công gián tiếp tư bản. Ông nói : " Cách mạng cộng
sản sẽ đi qua của ngõ New Delhi, Bắc Kinh rồi mới tới Ba lê và Luân
Đôn . " Chính vì lẽ đó mà Hồ chí Minh, tiêu biểu cho các nước
bị trị bởi đế quốc Pháp, lúc đó đang sống ở Pháp, có dịp đọc tài liệu
về vấn đề thuộc địa của Lénine, và L. Roy, người Ấn Độ cùng học trường
Đông Phương của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, rất coi thường họ Hồ trên
phương diện lý thuyết và tư tưởng, tiêu biểu cho các nước bị trị trong
đế quốc Anh; cả hai đã được Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản giúp đỡ. Vào năm
1923 Phái Đoàn Cộng sản đại diện Lénine đă kí với Tôn dật Tiên một
Hiệp ước thân thiện, cử phái đoàn Borodine mà Hồ chí Minh làm thông
ngôn và Chu ân Lai làm thư kí giúp đỡ họTôn mở trường quân sự Hoàng
Phố. Những chiến thắng trên tuy ngoạn mục, nhưng không phải là những đòn chí tử, đánh gục đối phương, mà ngược lại nó chỉ làm cho cộng sản, đứng đầu là Nga Sô, hao tổn quá nhiều về tiền tài. Các đảng cộng sản trên thế giới và ngay cả những quốc gia có khuynh hướng cộng sản mới thành lập không giúp gì được Nga Sô, mà chỉ là những chương mục để Nga sô chuyển tiền giúp đỡ. Những đảng cộng sản ở những nước giầu có như Pháp, Anh, Ý cũng vẫn do Nga Sô giúp đỡ hàng năm. Cộng thêm vào đó là cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ đã làm Nga kiệt quệ.
2) Giai đoạn phản công.
Về chính trị và quân sự, ngoài việc thách thức Nga Sô chạy đua vũ
trang như tổng thống Reagan thách thức về hệ thống phòng thủ không
gian, Hoa kỳ còn giúp Kháng chiến A phú Hãn, làm sa lầy Nga Sô ở đây,
giúp Liên Đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan, đầu cầu đưa đến sự xụp đổ cộng sản
ở Đông Âu. Nhưng tại sao có người lại đưa ra giả thuyết cho rằng chính thể quốc gia, chế độ cộng hòa Việt Nam lại là nạn nhân của chiến lược ngoại giao tòan cầu Hoa Kỳ ?
Từ khi Hoa Kỳ có mặt ở Việt Nam, năm 1954 tới 1975, giai đoạn này
nằm trong giai đoạn của chiến lược phòng thủ với chính sách Be Bờ
(1950 - 1970) và giai đoạn sửa soạn bước sang chiến lược tấn công
(1970 - 1975). Vì cán cân lực lượng còn ngang ngửa, vì tranh chấp
chưa bùng nổ trong lòng chế độ cộng sản, Hoa Kỳ rất thận trọng trong
giai đoạn này, chỉ tìm cách be bờ, ngăn chặn sự bành trướng của cộng
sản, cố gắng không gây gổ với họ. Bởi lẽ đó, vào thập niên 60, có
nhiều lần Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa đề nghị gửi quân qua vĩ tuyến
17, đánh thẳng ra ngoài Bắc . Hoa Kỳ đều từ chối. Tác giả bài này,
sau 1975, có dịp dự một cuộc hội thảo quốc tế về Chiến tranh Việt
Nam : một vị cựu chính khách Việt Nam Cộng Họ̀a có hỏi một vị kí giả,
cựu nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ : Trong một trận đá banh giữa 2 đội
A và B; đội B chỉ có quyền phòng thủ chứ không có quyền tấn công;
đội A thì có cả 2 quyền. Trong trường hợp như vậy, hỏi quí vị, làm
sao đội B có thể thắng đội A . Vị cựu ngoại giao Hoa Kỳ đã không trả
lời.
Tất nhiên việc Hoa Kỳ kí Hiệp Định Ba Lê, rút quân khỏi Việt Nam không
phải chỉ vì chiến lược toàn cầu, vì chính sách Be Bờ, mà còn vì nhiều
nguyên do khác: vào thập niên 60, phong trào phản chiến ngày càng
mạnh ở Hoa Kỳ, đồng Dollar mất giá trên thị trường buộc tổng thống
Nixon phải lấy quyết định bỏ nguyên tắc đổi ra vàng ( convertible
en or ) của Dollar; vào đầu thập niên 70, vụ Waltergate, khủng hoảng
chính trị Hoa Kỳ làm Nixon phải từ chức. Có người nói chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ nói chung và ở Việt Nam nói riêng rất là mâu thuẫn, tay phải đánh tay trái, chân trái đá chân phải.
Đúng , nếu chúng ta nhìn cục bộ và ngắn hạn như việc rút quân vội
vã ở Việt Nam, việc một số nhà ngoại giao Hoa Kỳ bị bịt mắt dẫn đi
và làm nhục ở ngoài đường tại Iran năm 1978. Chỉ tiếc rằng Chiến Tranh Lạnh đã chiến thắng mà Việt Nam vẫn còn là cộng sản, mặc dầu phần đóng góp của dân Việt Nam vào chiến tranh này không phải là nhỏ !
Viết đến đây, tác giả bài này lại nhớ đến những câu chuyện mà Ông
thân sinh của tác giả thường kể về những đối thoại của Ông với một
Cụ đồ Nho, vừa là Thầy, vừa là người nhà, vào những năm 40, 50. Việt Nam cũng có những người suy nghĩ như G. Orwell. Như Cụ Đồ Nho nọ ! Chỉ tiếc là Cụ mất sớm, đã không thấy cộng sản xụp đổ ở Nga Sô và Đông Âu. Ba của tác giả thì đã có thể chứng kiến hiện tượng chính trị lịch sử quan trọng này, nhưng không ở Việt Nam. Đó là điều Ông tiếc trước khi mất. Làm cho Việt Nam không còn là cộng sản, trở nên tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền, ấm no và phồn thịnh. Đó là nguyện ước của toàn dân Việt hiện nay và ngay cả những người đă khuầt . Paris,
ngày 27 / 4 / 2006. Viết cho ngày 30 tháng 4 www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng: Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ: |