Mọi người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự lựa chọn của mình (Điều 19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice.)

D I Ễ N   Đ À N

Bước Từ Trang Sách Cổ
Trần Khải

Trung thực, thẳng thắn, khôn ngoan và can đảm. Họ như dường không phải người của đời thường. Họ đã vì tiếng than khóc của người dân mà đứng dậy, đòi hỏi các quyền tự do và dân chủ cho toàn dân, bất chấp những vòng vây công an thô bạo. Họ thực sự sống như những gì rất là siêu thực, bước ra từ các trang sách cổ của những thời rất là hào hiệp.

Chúng ta đang chứng kiến quê nhà Việt Nam chuyển mình, và các vị hiệp sĩ thế kỷ 21 đó đang chiến đấu theo từng cách riêng của họ. Mỗi người đều có những trắc trở riêng, những gian nan riêng. Có người tu sĩ tửơng như sẽ suốt một đời ẩn dật nơi góc núi nhưng rồi đã chấp nhận mọi sóng gió cường quyền vì lên tiếng bênh vực cho toàn dân. Như một Hòa Thựơng Quảng Độ ngồi dịch kinh Phật hằng ngày giữa bốn vách Tàng Kinh Các, mà trong sân và ngoài sân, sau bếp và trứơc ngõ là các hàng rào công an với đủ thứ máy nghe lén, máy quay phim canh giữ từng cử động của ngài.

Có những người còn có gánh nặng gia đình riêng, vất vả phải lo mưu sinh hàng ngày và nuôi vợ con, phải suy tính cho đủ cơm gạo trong tuần nhưng vẫn miệt mài với các chiến lược chiến thuật cho dân chủ.

Có những người với kiến thức luật pháp, ngồi bên các chồng sách về Hiến Pháp, Luật Pháp, nhìn tỏ tường giữa các hàng chữ để dò cho ra các ngõ ngách pháp lý về đa đảng đa nguyên - như một luật sư Nguyễn Văn Đài.

Và nhiều người nữa, trong cách riêng đều đã chọn cho mình một cách làm việc cho tương lai hạnh phúc của người dân, khi tất cả gồng xiềng cộng sản đều phải gỡ bỏ. Một linh mục Chân Tín với tờ báo điện thư vì tự do ngôn luận. Hay một anh Lê Trí Tuệ đi bên dòng người biểu tình. Và nhiều, rất nhiều người nữa. Tất cả đang cùng ghé vai để xô cái đảng CSVN vào hẳn một quá khứ đáng quên.


Chen Guangcheng, blind human rights activist named by Time Magazine as one of 2006's "Top 100 People Who Shape Our World" (The Epoch Times)

"By standing in the streets of Beijing wearing these T-shirts and blindfolds we are calling for justice through artistic measures." (The Epoch Times)

Chen Guangcheng (left) and others in the home of a Fei County villager (Photo courtesy of Dr. Teng Biao)

Trung Quốc cũng thế. Cũng có một cuộc chiến tương tự. Cũng gian nan như thế. Trong tuần này, một nhà họat động đã xuất hiện trước truyền thông hầu hết toàn cầu với một hào quang tưởng chừng như không thể có thực ở đời thường, rất mực là hào hiệp như các trang sách võ hiệp Kim Dung - người luật sư mù Chen Guangcheng. Thực sự là mù. Anh đi lại phải dùng gậy, và khi tới nơi lạ là cần có người theo bên hứơng dẫn.

Anh là một luật sư miền quê, và mắt lại mù, bị truy tố trong trừơng hợp mà các nhà họat động nhân quyền nói là hòan tòan do động cơ chính trị gài bẫy. Hôm Thứ Năm 20-7-2006, phiên tòa xử vị luật sư này phải hõan, trong khi nhiều người dân theo ủng hộ anh đã bị côn đồ (hiển nhiên là công an giả dạng) hành hung ngòai sân tòa án.

Có tới 200 người đã tới tỉnh Shandong để ủng hộ Chen Guangcheng, người đã khui ra các vụ cưỡng ép phá thai và triệt sản, làm mất mặt các cán bộ địa phương và làm cho thế giới thấy một khía cạnh đen tối hiểm ác của chính sách gọi là "kế họach hóa gia đình" của chính phủ Trung Quốc.

Luật sư của anh Chen nói, phiên tòa hõan vì bên công tố nói là cần thì giờ thêm để lấy chứng cớ. Sau khi nghe như thế, hơn một chục người ủng hộ anh Chen, mặc áo T-shirt có in hình anh Chen và khẩu hiệu, tìm cách đứng chụp hình lưu niệm trứơc sân tòa. Bỗng nhiên một đám côn đồ nhảy vào vây đánh nhóm ngừơi kia, giựt lấy tòan bộ máy ảnh và máy quay phim của họ. Trời ạ, côn đồ nào không chịu giựt tiền mà cứ nhằm máy ảnh và máy video giựt ráo trọi.

Vụ lộn xộn như thế lại là cớ cho công an bắt hơn một chục người dân này, thẩm vấn rồi lại thả. Sau đó, tới chiều, nhóm ủng hộ này tìm cách đi tới làng của anh Chen, thì lại bị một đám côn đồ khác hành hung và lần này thì côn đồ chỉ nhằm giựt cho rách hết các áo in hình và khẩu hiệu đó. Lần này, côn đồ chỉ thích xé áo khẩu hiệu.

Hou Wenzhuo, giám đốc hội nhân quyền Empowerment and Rights Institute, kể "Họ bị cướp giựt ráo trọi, bị đánh thê thảm. Họ không được đưa nhập viện, nhưng chắc chắn là ai cũng bị đánh tới chảy máu."

Đó là nói những người ủng hộ anh Chen mà còn bị đánh như thế. Huống gì là chính bản thân anh và các nhà họat động khác. Chen năm nay 34 tuổi, được dân thị xã Linyi (khỏang 400 dặm đông bắc cách Bắc Kinh) xem như một vị anh hùng vì đã ngăn 1 xưởng giấy không cho ô nhiễm dòng sông. Bây giờ thì anh bị truy tố tội phá hủy tài sản công cộng và làm rối lọan lưu thông.

Luật sư của anh và người ủng hộ nói là anh bị trừng phạt chỉ vì thực hiện 1 đơn kiện thay mặt cho tập thể, khui ra các u ám trong chính sách kế họach hóa thực hiện việc mỗi gia đình một con. Cán bộ đã cưỡng ép triệt sản hay phá thai nhiều ngàn phụ nữ. Thậm chí có phụ nữ mang bầu tới 8 tháng vẫn bị ép phá thai.

Vào tháng 6-2005, sau khi Chen nộp đơn kiện thay mặt tập thể (class-action lawsuit), anh tới Bắc Kinh để tham khảo các luật gia và gặp gỡ báo chí để trình bày vấn đề. Tất nhiên, đơn kiện đã bị CSTQ bác bỏ. Nhưng các thống kê và hồ sơ tài liệu vụ Linyi nạo thai và triệt sản tàn bạo đã đưa kịp lên Internet, và rồi tới tay các báo lớn quốc tế.

Vợ của Chen là Yuan Weijing, hiện đang bị quản thúc tại gia. Trong khi đó, Chen bị bắt và truy tố từ tháng 6, nhưng từ tháng 9 năm ngoái tới giờ thì cứ xoay vòng bị giam rồi quản thúc.

Một điều hết sức đặc biệt là: anh Chen bị mù từ khi sinh ra đời.

Linyi là một thành phố có 10 triệu dân. Cán bộ kế họach hóa gia đình đã cưỡng ép ít nhất 10,000 phụ nữ triệt sản hay phá thai, để làm đúng chỉ tiêu đảng CSTQ đưa ra. Bất kỳ phụ nữ nào tìm cách trốn tránh việc giết bào thai, có khi thai nhi đã cưu mang tới 8 tháng, đều bị công an bắt giam, đánh đập, và giam ở nhà tù thành phố cho tới khi thân nhân tới nộp tiền phạt khổng lồ để xin thả ra.

Và chính anh luật sư mù Chen Guangcheng đã mở chiến dịch báo động trên tòan cầu về hiện tựơng đó. Thế là Chen bị đánh, bị bắt vào tù. Tòan gia của anh bị quản thúc. Những ngừơi dân ủng hộ anh đều bị vây đánh để biết sợ. Mới tuần qua, hôm Thứ Hai, Hu Jia, một nhà họat động có tên tuổi, đang đi bộ tới nhà Chen thì bị hơn 30 người vây đánh tới hơn 30 phút. Đánh tàn bạo tới nỗi cánh tay của Jia bị thương tích. Điều kỳ lạ là công an tới chỉ đứng ngó một đám vài chục tên côn đồ vây đánh Jia.

Chưa hết. Teng Biao, luật sư trưởng nhóm bào chữa của Chen, kể là xe hơi của một luật sư trong nhóm đã bị một đám côn đồ lật ngửa khi luật sư này tìm cách chở Chen về nhà để nói chuyện với vợ. Lật ngửa một xe hơi? Đúng vậy. Y hệt như thành phố không còn công an nào cả.

Mẹ của Chen, cả vợ và con trai của Chen hiện cũng bị quản thúc.

Các viên chức cao cấp Hoa Kỳ đã áp lực buộc thả Chen, nhưng Bắc Kinh giữ im lặng. Hồi cuối tháng 5, cán bộ Linyi đã ngăn cản 2 nhà ngọai giao cao cấp Hoa Kỳ không cho tới thăm Linyi.

Đây không phải chuyện hiệp sĩ mù nghe gió kiếm. Đây là chuyện thật về một luật sư mù nghe tiếng người dân than khóc khi họ bị ép phải giết các đứa con còn trong bụng mẹ, bất kể là có thai nhi đã 8 tháng trong bụng mẹ. Và rồi anh chấp nhận đứng dậy, lên tiếng bênh vực các thai phụ, đón nhận các trận mưa quyền cứơc công an. Và rồi tới phiên các bạn luật sư của anh chấp nhận ra tòa bênh vực anh, bất kể bị lật xe và hành hung.

Những người như anh như dường không phải đời thừơng. Họ đã bước từ trang sách võ hiệp ra đời này. Kể cả như anh, người mù từ bẩm sinh, khi mắt suốt đời chỉ thấy một màu đen u ám, nhưng lòng anh đã thắp sáng một mặt trời cho nhiều thế hệ sau. (Trần Khải)

www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

Trở về trang chính

Chân    thành    cảm    tạ    qúy    vị    ghé    thăm    trang    nhà    website    Tự    Do    Thông    Tin    Ngôn    Luận    cho    toàn    dân    Việt Nam

Copyright © 2006 www.tdngonluan.com / Email: tdngonluan@yahoo.com  -  All rights reserved.