“Mọi
người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật,
hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự
lựa chọn của mình” (Điều
19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc
biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone
shall have the right to freedom of expression; this right shall include
freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds,
regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the
form of art, or through any other media of his choice.)
|
D I Ễ N Đ À N
Thời gian gần đây, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, qua cái gọi là “Ban Tôn giáo Chính phủ” đã mở hội nghị khắp 3 miền để “phổ biến pháp luật cho chức sắc tôn giáo”. Văn thư triệu tập viết như sau: “Thực hiện công văn số 310/TGCP-PCTT ngày 25-4-2006… Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với một số bộ ngành liên quan tổ chức hội nghị phổ biến pháp luật cho chức sắc tôn giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực miền….. Nội dung: + Giới thiệu một số quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật hiện hành của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo. + Giới thiệu những nội dung cơ bản của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và một số văn bản pháp luật khác có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo”. Chức sắc khu vực miền Trung và Tây nguyên được mời đến Huế, trú tại khách sạn Công đoàn du lịch Sông Hương, được Ban Tôn giáo Chính phủ hỗ trợ tài liệu, đãi đằng ăn uống trong vòng hai ngày, từ 22 đến 23-5-2006. Gần 200 chức sắc tu sĩ đã được cán bộ nhà nước phổ biến (trong 3 buổi) ba tài liệu hỏi đáp: 1- Hỏi đáp pháp luật về tôn giáo với 90 câu (40 trang A4); 2- Hỏi đáp pháp luật về khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo với 44 câu (33 trang A4); 3- Hỏi đáp về đất sử dụng cho mục đích tôn giáo với 34 câu (15 trang A4). Buổi cuối cùng, theo ban tổ chức, sẽ dành để giải đáp các thắc mắc chất vấn của tham dự viên cũng như tiếp nhận hồ sơ khiếu kiện về đất đai tài sản tôn giáo (mà nhiều đại biểu đã chuẩn bị kỹ lưỡng). Nhưng xong buổi thứ hai thì ban tổ chức có lẽ nhận thấy vấn đề đất đai sẽ bị khiếu nại chất vấn dữ dội, nên tuyên bố cắt bớt chương trình 1 buổi, chỉ còn 3 buổi thôi. Thế là ban tổ chức lẫn thuyết trình đoàn đã lẹ làng cuốn gói, trước sự chưng hửng ngỡ ngàng của các vị chức sắc khả kính lặn lội đến từ xa !?! Vấn đề đặt ra là ban tôn giáo có cần phải tổ chức hội nghị để giới thiệu lại (không biết lần thứ mấy nghìn) lập trường của đảng đối với tôn giáo không? Từ lâu, ai chẳng biết quan điểm của chủ nghĩa, chế độ và đảng cộng sản là muốn tiêu diệt tôn giáo, nghĩa là lột sạch tài sản rồi xóa sạch bóng dáng của tôn giáo, kẻ thù không đội trời chung của mình! Không thể tiêu diệt bằng mượn vĩnh viễn, cướp ngang nhiên, bằng đầu độc, nhốt tù, xử tử như trước đây thì làm cho tôn giáo mất đi tất cả bản chất bên trong là tiếng nói của tâm linh, chiến sĩ của công lý và ngôn sứ của sự thật, chỉ còn cái vỏ hình thức bên ngoài là cơ sở, lễ hội, hoạt động từ thiện (trong giới hạn an toàn cho chế độ), thành công cụ phục vụ chế độ qua những chức sắc tôn giáo trơ trẽn tung hô nhà cầm quyền độc tài, câm miệng trước bao chính sách hại dân hại nước, bao hành vi gian dối bạo tàn của tập đoàn thống trị, và dửng dưng trước nỗi thống khổ, cảnh oan ức ngút trời của đồng bào. Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật hiện hành của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo có ra ngoài hoặc hủy bỏ cái cũi sắt Pháp Lệnh Tôn giáo và Tín ngưỡng năm 2004 chăng hay lại càng củng cố nó? Cả ba tài liệu học tập nói trên trên đều xác nhận vế thứ hai. Đang khi Tuyên ngôn Phụ đính do Liên Hiệp Quốc thông qua dịp kỷ niệm 50 ban hành Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ngày 9-12-1998 (mà Việt Nam từng cam kết thi hành), có nói đến 10 quyền của người dân mà quyền thứ 5 là quyền tự do lập hội. Tuyên ngôn phụ đính ấy viết: “Ai cũng có quyền kết hợp trong các hội đoàn dân sự hay chính trị. a- Các hội dân sự sinh hoạt trong phạm vi tôn giáo (Giáo hội), kinh tế xã hội (công đoàn, nghiệp đoàn), văn hóa giáo dục, từ thiện nhân đạo, ái hữu tương tế v.v… Các hội dân sự được quyền sinh hoạt tự trị trong xã hội đa nguyên và không chịu sự giám sát của nhà nước”. Vậy thì Pháp lệnh Tôn giáo có vai trò gì mà Nhà cầm quyền CSVN cứ mải miết hét bên tai, nhét vào đầu các Chức sắc và buộc các Giáo hội phải tuân phục, bằng cưỡng bức doạ dẫm hay lừa mị dụ dỗ qua cơ chế “xin-cho” ? Phần thứ 2 trong hội nghị là “những nội dung cơ bản của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và một số văn bản pháp luật khác có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo”. Thực chất là gì ? Nội dung cơ bản của pháp luật Cộng sản VN về đất đai, về khiếu kiện đất đai -như hơn 30 năm nay cho thấy- là khi các Giáo hội đưa đủ bằng chứng, giấy tờ xác định quyền sở hữu của mình như: trích lục, chứng thư sở hữu chủ được các cơ quan địa chính cấp hằng mấy chục năm trước thì Nhà cầm quyền Cộng sản vẫn ngang nhiên phủ nhận giá trị những giấy tờ này, vẫn ngang nhiên xuyên tạc -chẳng hạn- Văn tự số 50 ngày 17-11-1975 của Đức Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền gửi cho UBND Cách mạng Thừa Thiên Huế, bảo rằng đó là văn tự hiến mọi cơ sở giáo dục Công giáo tại Thừa Thiên Quảng Trị cho nhà nước đang khi thực chất nó chỉ “mang tính cách một thông báo chứ không phải là văn tự chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, vì chẳng xác định điều gì cụ thể” (Ý kiến tư vấn của một văn phòng luật sư tư nhân tại Hà Nội). Một điều mỉa mai là chính trong những ngày cái hội nghị cưỡng bức và lừa phỉnh ấy xảy ra tại Huế (miền Bắc và miền Nam đã tổ chức trước đó rồi), thì Dòng Thiên An khốn khổ lại tiếp tục cuộc khiếu kiện trường chinh đòi lại 102/107 ha đất bị nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên ăn cướp từ năm 2000, còn Văn phòng Tổng giáo hạt Mennonite ở phường Bình Khánh quận 2, Sài Gòn, thì “chiều ngày 22-05-06, đang khi mọi người tiến hành sửa chữa… thì lực lượng công an phường và quận, lực lượng dân phòng, ban quản lý nhà đất và cùng nhiều lực lượng không mang sắc phục, bảng tên đã đến và tấn công bằng roi điện, dùi cui.... Lực lượng này đã cưỡng chế, tháo dỡ toàn bộ trụ sở chỉ còn trơ lại sườn và bắt giữ 11 thành viên của Hội Thánh, trong đó có Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Mục sư Phạm Ngọc Thạch..” (Thông báo của Văn phòng Tổng giáo hạt Mennonite 22 và 23-05-06). Vài ngày sau, đêm 28-5-06, một nhóm thanh niên côn đồ (do nhà cầm quyền điều động) đột nhập vào chùa Địch Quang của Sư cô Thích Thông Mẫn thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, chửi mắng, đập phá tứ tung. Sau đó Trưởng thôn, Hội đồng làng cùng chính quyền thôn đến kiểm kê chùa và ra lệnh Sư cô cùng chúng điệu phải rời khỏi chùa vào ngày 1-6-2006” (Trích Kháng thư Viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN) ……Một nạn nhân tôn giáo khác là Mục sư Nguyễn Công Chính của Hội thánh Tin lành Mennonite ở Kontum. Sau ngày bị chính quyền tỉnh ủi sập nhà nguyện lẫn nhà ở của mình rồi cướp đất luôn (16-01-2004), mục sư cùng thân quyến phải chạy nạn tìm chỗ ẩn núp nhiều lần. Từ ngày 23-05-2005 là đợt ẩn núp thứ 23. Khốn khổ thay, hôm 05-06-2006, chủ nhà thuê của mục sư đã bị bạo quyền bắt nộp phạt 500.000đ vì tội không chịu đuổi vị khách này đi, và nếu mục sư ở thêm một ngày thì chủ nhà phải nộp phạt 200.000đ và cứ thế nhân lên cho đến lúc gia đình mục sư ra nằm đầu đường xó chợ. Quả là những minh họa hùng hồn cho quan điểm diệt tôn giáo trước sau như một, thái độ thường xuyên ngang nhiên thách thức công luận quốc tế và bản chất dối láo gạt lường không đổi của Cộng sản. Thật ra, ý đồ sâu xa của việc phổ biến những văn bản pháp luật về đất đai, về khiếu nại tố cáo cho các chức sắc tôn giáo dịp này là do từ hơn chục năm nay, phẫn uất trước những hành động ngang ngược của các tay tham quan cộng sản nhũng nhiễu, ức hiếp, cướp đoạt tài sản dân lành, hàng triệu gia đình lâm vào cảnh khốn đốn thương tâm và hàng ngàn cộng đoàn tôn giáo lâm cảnh bị hạn chế hoạt động đã quyết liệt và kiên trì tố cáo, khiếu nại, mong đòi lại công lý quyền lợi cho mình. Đơn khiếu kiện của họ nộp cho chính quyền địa phương lẫn trung ương chất cao như núi song đã bị tập đoàn quan lại cộng sản nắm giữ chức quyền tại mọi cơ quan, mọi thẩm cấp cấu kết với nhau, bao che cho nhau, dìm đi tất cả. Rất đông đồng bào và cộng đoàn tôn giáo khốn khổ đợi chờ hàng chục năm mà vẫn không được cứu xét. Tới hỏi thì bọn sâu dân mọt nước này đùn đẩy cho nhau. Hỏi xã, xã đẩy lên huyện, hỏi huyện, huyện đẩy xuống xã. Hỏi quận, quận đẩy lên tỉnh, hỏi tỉnh tỉnh đẩy xuống huyện. Ra trung ương khiếu kiện địa phương thì bị trung ương đẩy về địa phương giải quyết. Kiện thằng ăn cướp lên quan trên thì quan trên lại giao cho thằng ăn cướp xử kiện. Cảnh nhân dân ăn đợi nằm chờ những ngày này tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng đang khi các “đảng biểu” bàn qua tán lại chuyện đất đai tại quốc hội (không biết lần thứ mấy nghìn) chẳng làm cho tình hình thêm sáng sủa và nỗi oan được giải quyết. Tình trạng hết sức bỉ ổi, khốn nạn hơn dưới thời thực dân phong kiến. Tất cả tình huống bi đát và bất công này tạo nên một vũng lầy mà Cộng sản không thể nào thoát ra được. Thành thử nhà cầm quyền phải bày ra cái gọi là “Hội nghị phổ biến và giải thích pháp luật về tôn giáo lẫn pháp luật về đất đai” nói trên để hòng doạ dẫm hay ru ngủ hầu vô hiệu hoá một trong những sức mạnh có thể làm chế độ sụp đổ tan tành. Đúng ra, kẻ cần phải học hai thứ pháp luật này chính là tập đoàn thống trị cộng sản từ trung ương cho tới địa phương, nhất là học về công pháp quốc tế trong các Tuyên ngôn và Công ước về đủ mọi nhân quyền. Không ai không nhận thấy tập đoàn lãnh đạo này là một lũ chuột đang đục khoét tài sản đất nước lẫn tài sản của công dân và tôn giáo. Chẳng những đục khoét, phá nát, ăn xài, chúng còn là lũ chuột túi khổng lồ, đang vơ vét, tích lũy và chuyển dần ra ngoại quốc để phòng hậu sự, khi toàn dân sẽ đứng lên đòi lại các tài sản vật chất lẫn tinh thần của mình.
www.TDNgonLuan.com hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin email về: tdngonluan@yahoo.com hay type vào hộp Ý Kiến/Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi. Trân trọng: Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ: |